Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện thuật sống

13- Khoảnh khắc trở thành cha mẹ

* Gen là một vật bất hủ từ xưa tồn tại mãi.
* Mong con cái trở thành những con Rồng là gánh nặng tinh thần to lớn của cha mẹ. Mong con cái trở thành Rồng, trước tiên cần phải dạy con thành người.

Trên vũ đài của đời người, cùng với sự ra đời của một sinh mệnh mới, bạn đột nhiên đã đổi vai. Bạn bắt đầu đóng vai người cha. Bạn bắt đầu đóng vai người mẹ.
Bạn sửng sốt: sinh mệnh, là một thứ thần bí biết bao nhiêu!

Bạn không giấu nổi niềm hân hoan và thích thú to lớn, dùng một nụ cười đầy tình cảm sâu sắc biểu hiện nội tâm kích động qua nét mặt.
Bất kể là bạn ý thức được hay không, bạn đã kính dâng cho nhân gian một sinh mệnh mới, bạn đã làm cho loài người sinh sôi, từ đó bạn đã gia nhập vào hàng ngũ những người đời đời bền vững. Nó sẽ mang theo gen của bạn truyền từ đời này qua đời khác, sinh mệnh của bạn chính là thông qua nó để được tồn tại mãi. Nó ra đời, việc tiếp tục sinh mệnh của nó đối với bạn, không nghi ngờ gì sẽ làm nhạt đi sự sợ hãi của bạn đối với cái chết.
Có người không có đời sau, anh ta “không thể phục chế nổi một con người bằng da bằng thịt”, nhưng mãi mãi không chết. Đó là vì anh ta đã sáng tạo ra một tinh thần bất hủ và sự nghiệp vĩ đại đáng để cho đời sau tiếp tục mãi và lấy đó để triệt tiêu điều đáng tiếc thể xác không còn.
Bạn đã trở thành cha mẹ, không những tinh thần của bạn có thể vĩnh hằng, thể xác của bạn cũng có thể vĩnh hằng. Nhà sinh vật - xã hội học nổi tiếng Wellson nói: Gen là một vật bất hủ từ xưa tồn tại mãi. Trên trái đất nó giống như bản sao ngoan cường mà chuẩn xác phục chế lại mình, đời đời nối tiếp, muôn đời không cạn.

Nhưng, sinh mệnh mới này cũng đặt lên vai bạn gánh nặng song trùng: Vừa tăng gánh nặng sinh hoạt của bạn, càng tăng gánh nặng tinh thần của bạn hn.
Việc ăn mặc của nó, việc béo gầy cao thấp của nó, sức khỏe của nó đều đặn, lúc trái gió trở trời, mỗi một việc nho nhỏ an nguy đến sự tồn tại sinh mệnh của nó, bạn đều phải trả với giá trăm đắng ngàn cay. Mà sự trả giá ra như thế, xét về ý nghĩa thông thường cần phải có tinh thần hiến dâng phong phú rộng lớn vô cùng. Nó không phải chỉ là sự bỏ ra vật chất đơn giản, mà cần sự huy động tinh lực và thời gian của bạn rất lớn. Nhưng, nói chung người đã từng làm cha mẹ đều chưa hề cảm thấy ý nghĩa “chi ra” lúc này, bất kể là vật chất, thời gian, tinh lực đều không từng cảm thấy ý nghĩa “trả giá” hoặc “bỏ ra”, cũng không cảm thấy lúc này có tinh thần “lợi lộc” gì tồn tại. Cha mẹ đem tất cả trả giá vì con cái hoàn toàn xem là chi phí của bản thân mình. Giữa cha mẹ với con cái hoàn toàn không phân rõ được bên này bên kia, và của tôi, của anh đã thật sự hòa thành một thể.
Hơn nữa, nói chung động vật có vú cũng có tình cảm tương tự.
Đó là vì sao?

Tác dụng của gen. Gen di truyền sẽ nối cha mẹ với con cái thành một thể. Gen di truyền của cha mẹ là đầu nguồn của thân thể con cái. Sự chi ra của cha mẹ cho con cái trên thực tế là sự chi ra cho sinh mệnh do gen của mình tạo thành. Càng là cha mẹ coi trọng sinh mệnh của mình càng không cảm thấy giới hạn bên này bên kia với con cái và ý nghĩa “chi ra”. Bất kể trong hoàn cảnh gian khó nghèo túng như thế nào, cha mẹ cũng không bao giờ keo kiệt đối với việc ăn mặc nuôi nấng con cái, anh ta (cô ta) bằng lòng thà mình chịu đói chịu rét để đổi lấy no ấm của con cái, anh ta (cô ta) có thể không chút do dự bất chấp nguy hiểm sinh mệnh, thậm chí trả giá sinh mệnh của mình để cứu gấp sinh mệnh của con cái. Người ta xưa nay cũng không lấy việc đó làm mảy may lợi mình, mà hoàn toàn làm lợi cho người khác, chỉ xem là trách nhiệm của mình.
Tất cả mọi vật chất chi ra của cha mẹ cho con cái, thậm chí cả việc trả giá sinh mệnh, trên thực tế biểu hiện là trách nhiệm sinh hoạt, thậm chí trách nhiệm sinh mệnh của cha mẹ cho con cái. Đây là trách nhiệm cơ bản quan trọng bậc nhất của người làm cha mẹ.

So sánh với trách nhiệm sinh hoạt, trách nhiệm tinh thần của cha mẹ đối với con cái nặng nề gấp bội.
Nếu như chỉ dừng lại ở tầng nấc trách nhiệm sinh hoạt và trách nhiệm sinh mệnh, thì nhiều động vật đối với con nhỏ cũng đảm nhận theo bản năng. Còn động vật đối với việc phục chế tự thân chỉ là một sự lặp lại đơn giản. Con người luôn là trông mong không ngừng vượt hơn bản thân mình, xem việc đem sự nghiệp làm cho vẻ vang hơn, to lớn hơn, tinh thần vĩnh hằng cao hơn sự vĩnh tồn của thể xác, cho nên xem việc nhào nặn lý tưởng cho đời sau như bỏ thêm vào một quả cân nặng trên chiếc cân giá trị nhân sinh của mình.
Khắp trong thiên hạ cha mẹ nào cũng mong con cái trở thành những con Rồng, đã tạo nên gánh nặng tinh thần to lớn của cha mẹ. Cũng giống như những người cha mẹ tự nguyện xem gánh nặng sinh hoạt là trách nhiệm sinh hoạt, những người làm cha mẹ trong thiên hạ cũng bằng lòng đem loại gánh nặng tinh thần này thành trách nhiệm tinh thần. Để con cái trở thành những “con Rồng”, cha mẹ đã phi dày công nghiên cứu tìm tòi lao tâm khổ tứ, bôn ba khắp mọi ni.
Những người cha mẹ thông minh ngày nay quyết không chỉ thỏa mãn ở chỗ cho con cái một thân thể rắn chắc khỏe mạnh, mà còn chú trọng tu dưỡng nhân cách và đức hạnh của con cái, hết lòng khuyên nhủ, dạy dỗ con thành người, hy vọng nó trở thành một người cao thượng, một người điển hình. Đáng thưng cho tấm lòng của những người cha mẹ trong thiên hạ, một tấm lòng luôn buộc chặt vào điểm này.
Nhưng, khi những người cha mẹ tự nguyện xem gánh nặng tinh thần to lớn là trách nhiệm tinh thần, mà đem trách nhiệm tinh thần lý giải một cách phiến diện là đầu tư trí năng hoặc là đối với đầu tư trí năng vượt khá xa đầu tư đức hạnh, thậm chí không ngó ngàng đến nhân cách đạo đức của con cái, thì những đứa con uổng công cha mẹ đã xuất hiện hàng loạt và tội phạm thanh thiếu niên đã xuất hiện hàng loạt.
Xã hội đã từng lớn tiếng kêu gọi: Mong con cái trở thành “con Rồng” trước tiên cần phải dạy con thành người! Trước tiên phải là một con người, sau đó mới có thể trở thành một nhân tài! Song, những người cha mẹ chỉ theo đuổi hiệu quả ngắn ngủi và hư vinh tạm thời chỉ nhìn chằm chằm vào sổ ghi thành tích của con cái lại vẫn chỉ tăng không gảim.

Đương nhiên, việc thành người và thành nhân tài, hai cái đó có thể hợp với nhau càng tốt, cùng xúc tiến lẫn nhau. Cố gắng làm hết trách nhiệm sinh hoạt thì dễ dàng, nhưng cố gắng làm hết trách nhiệm tinh thần thì khó đấy.
Toàn bộ quá trình xuyên suốt trách nhiệm sinh hoạt và trách nhiệm tinh thần phải là lòng yêu mến của cha mẹ đối với con cái. Lòng yêu mến không đủ hoặc việc tiếp xúc trực tiếp giữa cha mẹ với con cái quá ít, thời gian và tinh lực của cha mẹ chi ra cho con cái quá ít, thì trách nhiệm của nó là khiếm khuyết không chu toàn. Hậu quả rõ ràng của nó là quan hệ giữa cha mẹ và con cái là hững hờ, tình cảm lạnh nhạt. Nếu như bạn chỉ bỏ tiền của ra nhờ người thay để nuôi nấng và dạy dỗ, bất kể là bạn bỏ ra bao nhiêu tiền của, đứa trẻ này nhiều nhất cũng chỉ có một nửa của bạn, nó và bạn chỉ có quan hệ huyết thống, còn khó có được tình cha con, mẹ con nồng hậu - Xã hội văn minh vật chất càng phát đạt, gia đình càng giàu có, quan hệ cha con, mẹ con càng nhạt nhẽo, người hiếu kính cha mẹ càng ít. Con cái giết cha, giết mẹ đa số xuất hiện ở gia đình giàu có, gia đình đế vương. Con cái ở những gia đình nghèo khó thường hiếu thảo.
Những người cha mẹ trong thiên hạ không ai không hy vọng con cái biết hiếu kính.
Tính hiếu kính cha mẹ chủ yếu hình thành trong quá trình cha mẹ thực thi trách nhiệm sinh hoạt. Bạn đem nhiều thời gian và tinh lực trực tiếp dùng vào việc chăm sóc ăn mặc, ốm đau của con cái khi nhỏ, sau khi con cái thành người, nói chung sẽ hiếu kính bạn, bất kể nó về sau này trở thành một con người như thế nào. Cho nên có một số người cho dù là thổ phỉ, cho dù là tù phạm giết người, nó cũng vẫn hiếu kính cha mẹ. Bạn chăm sóc đối với việc ăn mặc, đau ốm của con cái khi nhỏ quá ít, tiếp xúc trực tiếp với con cái quá ít, con cái sau khi thành người, nói chung từ trong thâm tâm khó có được lòng hiếu kính bạn thật sự, bất kể nó về sau trở thành người như thế nào.

Chỉ trả một khảon tiền để nuôi nấng, dạy dỗ con cái là dễ dàng; Còn trả một lòng yêu mến một đời là khó.
Những người cha mẹ trong khắp thiên hạ rơi vào hai cảnh ngộ khó khăn: phân tán quá nhiều tinh lực cho con cái, đã bỏ mặc sự nghiệp; một mực lao vào sự nghiệp đã bỏ mặc con cái. Con cái và sự nghiệp hầu như không có cách gì để ngang bằng trên chiếc cân.
Bạn chuẩn bị làm tốt vai trò cha mẹ như thế nào? Cố gắng hết trách nhiệm của cha mẹ được bao nhiêu? Nhào nặn đời sau như thế nào? Làm sao để đặt ngang được chiếc cân? Cần phi suy tính lâu dài, vạch kế hoạch cẩn thận, không thể lơ là!

14- Khoảnh khắc phát hiện con cái không xứng đáng

* Đứa trẻ đến với thế gian này hoàn toàn như một trang giấy trắng. Về sau, có những tờ vẽ lên bức tranh hoàn mỹ, đường nét chuẩn xác, màu sắc hài hòa, kết cấu mới mẻ. Có những tờ vẽ lung tung, đường nét hỗn loạn, màu sắc tạp nham không thành bức tranh. Bất kể sự sai kém của những bức tranh đó như thế nào, người tạo nên sự sai kém này trước hết phải là cha mẹ, vì cha mẹ luôn luôn là người họa sĩ đầu tiên.
Con cái là vô tội, tội lỗi chính là ở bạn.

Khoảnh khắc tất cả mọi người cha mẹ phát hiện con cái không xứng đáng, trước tiên là phải tự trách mình.
Con cái người ta năm nào cũng là học sinh gương mẫu, còn con cái mình thì kỳ nào cũng là học sinh kém; con cái người ta thì vào đại học, còn con cái bạn thì trường đại học quá xa vời; con cái người ta hiểu biết văn minh, nói năng lễ độ, rất đáng yêu, có nhiều hứa hẹn, còn con cái bạn ăn nói sặc mùi lưu manh, côn đồ, linh tinh lang tang, ai cũng chán ghét, bị người ta đánh, bị người ta chửi mắng, làm cho bạn tức giận, làm cho bạn đau đầu, làm cho bạn thất vọng. Con cái của bạn có thể gọi một tiếng chung là “không xứng đáng”.
Con cái không xứng đáng, trùm lên gia đình đám mây đen, làm cho tiền đồ của bạn cũng phủ một bóng đen. Bạn than thở, bạn khổ não
muôn phần.
Tại sao con cái của bạn không xứng đáng?
Bởi vì đứa con này không xứng đáng, nó quá tồi tệ, nó luôn luôn không nghe lời, nó luôn luôn đánh bạn với một số đứa lưu manh, nó luôn ham chi, nó luôn không học tốt, nó luôn luôn....
Những câu trả lời của bạn có cũng như không.
Bạn nên nói như thế này.

Bởi vì tôi không xứng đáng, bởi vì tôi quá tồi tệ, bởi vì tôi luôn không nghe lời của nó, tôi luôn không có thời gian cùng với nó, tôi luôn luôn bận rộn, tôi luôn không biết nó cần học gì, cần cái gì, thích cái gì, tôi luôn là...
Tóm lại là căn nguyên cuối cùng của tất cả những đứa con không xứng đáng đều là tại cha mẹ, mà không phải tại ở bản thân con cái, cũng không tại ở tất cả mọi cái khác ở bên ngoài.
Đứa trẻ đến với thế gian cũng giống như thân thể trong trắng ngây thơ của nó, hoàn toàn như một trang giấy trắng. Về sau có những tờ vẽ lên bức tranh hoàn mỹ, đường nét chuẩn xác, màu sắc hài hòa, kết cấu mới mẻ; Có những tờ vẽ lung tung, đường nét hỗn loạn, màu sắc tạp nham không thành bức tranh. Bất kể sự sai kém của những bức tranh đó như thế nào, người tạo nên sự sai kém này trước hết phải là cha mẹ, vì cha mẹ luôn luôn là người họa sĩ đầu tiên.
Một điều cơ bản nhất trong tất cả mọi cách dạy dỗ con cái của cha mẹ là: phải tự xét lại mình.
Khoảnh khắc bạn phát hiện con cái không xứng đáng, trước hết cần phải tìm nguyên nhân từ ở chính bản thân bạn. Mọi nguyên nhân của bản thân bạn có thể quy lại thành hai điều:
1. Phải chăng có sẵn lòng yêu thuơng chân thành phát ra tận đáy lòng, tức lòng yêu thương sâu sắc của người cha, người mẹ đối với con cái.
2. Phải chăng có sẵn phương pháp và đường lối đúng đắn để thực hiện lòng yêu thương.
Cha mẹ của những đứa trẻ không xứng đáng thường thường chỉ có sẵn lòng yêu thương, mà không có phương páp và đường lối đúng đắn thực hiện lòng yêu thuơng. Rất mong con cái thành tài là trạng thái tâm lý nhất quán của loại cha mẹ này. Cha mẹ nóng tính, động một tý là quở mắng gay gắt, thậm chí còn dùng roi vọt. Dùng phương thức truyền thống yêu cho roi cho vọt đối với đứa trẻ, lòng yêu thương chủ quan lại biểu hiện thành sự giận dữ trên thực tế. Con cái còn chưa hiểu rõ sự việc như thế nào, căn bản còn chưa rõ đạo lý đúng sai tốt xấu của sự việc, thì bão táp ầm ầm dội đến. Lâu ngày, đứa bé trở nên thờ , tính tình của nó cũng trở nên nóng nảy theo, đứa trẻ này làm sao có thể trở thành lớp người mà bạn hằng mong đợi được?

Cơ sở tâm lý của phương pháp và đường lối đúng đắn để thực hiện lòng yêu thương của cha mẹ là lòng yêu thuơng chủ quan của cha mẹ phải thống nhất phù hợp với khách quan, bền bỉ tỉ mẩn khéo dạy bảo dần dần. Phương pháp cụ thể ra sao, căn cứ tính nết của mỗi đứa trẻ khác nhau để chọn phương pháp khác nhau như thế nào. Xử lý quan hệ của đứa trẻ với môi trường xung quanh như thế nào v.v... Bạn nên trau dồi kiến thức về phương diện này! Nếu như bạn muốn có lớp người sau lý tưởng, thì việc học này không thể thiếu được. Sách này không phải là sách dậy dỗ con, nên không dám dài dòng văn tự nữa.
Lại có một loại những cha mẹ đối với con cái mặc dù về chủ quan có sẵn lòng yêu thương, nhưng vì việc nhà quá bận rộn, hoặc việc công quá bận rộn, hoặc lòng phấn đấu cho sự nghiệp quá nặng, rất ít có thời giờ cùng với con cái, tức là về khách quan rất ít biểu hiện ra lòng yêu thương. Đối với tính nết, nhu cầu cái thích, cái không thích của con cái không hề hay biết. Quan hệ của cha mẹ với con cái lơ là, tình cảm lạnh nhạt, như vậy thì làm sao bạn có được những đứa con trưởng thành lành mạnh?
Nuôi con mà không dậy bảo là lỗi tại cha. Đành là bạn hy vọng có lớp người sau lý tưởng, đành là bạn cho rằng con cái trở thành người như thế nào đối với giá trị cuộc đời của bạn, đối với sinh mệnh của bản thân bạn là vô cùng quan trọng, bạn không thể xem nhẹ thời gian cùng với con cái! Đứa trẻ trước 10 tuổi, tính độc lập xét đến cùng chỉ có hạn, bạn cần có sự “hy sinh” cần thiết - đem thời gian nhàn rỗi của bạn (như thời gian xem TV, xem đánh võ, xem đá bóng, xem tiểu thuyết nhàn tản) phân chia một ít cho con cái, cùng vui chi, cùng chuyện trò vui vẻ, cùng học tập với nó!
Gần gũi với con cái, bạn có thể thể nghiệm được nỗi vui vô hạn từ trong đó - niềm vui cha con chỉ tồn tại ở đây. Bạn xem thời gian cùng với con cái là thời gian nghỉ ngơi, là vui chơi, sẽ làm cho tinh thần của bạn càng thêm vui vẻ, tinh lực càng thêm dồi dào, hiệu suất làm việc càng cao hơn. Cùng với con cái sẽ thức tỉnh ký ức thời niên thiếu của bạn, thức tỉnh mộng tưởng thời thanh xuân của bạn, bạn sẽ càng sống càng trẻ. Vậy, cớ sao lại không làm!
Bạn biết không? Một trong những việc vui thích nhất của Marx là cùng với con gái gấp thuyền giấy, đánh trận ở dưới nước. Khi Marx cùng với các con của ông, hoàn toàn biến thành một đứa trẻ lớn- niềm vui cha con chỉ tồn tại ở đây.
Nếu như bạn cảm thấy quá mệt mỏi, nếu như bạn cảm thấy tiếng ồn ở thế giới bên ngoài quá lớn, thế thì bạn có thể trở về nhà hưởng một chút niềm vui của cha con nhé!

Chín quá hóa nẫu, vật cực tất phản. Có một số cha mẹ yêu thương con cái đến mức độ chiều chuộng quá cưng, từ trước đến nay không hề dạy bảo nghiêm khắc. Vô số sự thực đã chứng tỏ những đứa trẻ được nuông chiều, quá cưng cũng là những đứa trẻ hư, không xứng đáng. Tính tự do phóng khoáng không thể chung sống bình thường với người khác được, sợ khổ sợ bẩn, sợ mệt, tính độc lập kém là đặc trưng nổi bật của nó. Yêu thương nó đã biến thành hại nó, lại có thêm một ví dụ muốn một đàng thành một nẻo của cuộc sống.
Hay là bạn cho rằng nếp sống xã hội không tốt, nếp sống ở nhà trường không tốt, môi trường bên ngoài tồi tệ làm cho con bạn trở nên hư hỏng. Nhưng bạn cũng rõ rằng con cái người ta có triển vọng và con cái không xứng đáng của bạn đang sống trong hoàn cảnh xã hội như nhau, cùng học trong một lớp. Có thể tiêm nhiễm nếp sống không tốt hay không, có thể học lấy cái xấu ở bên ngoài hay không, xét đến cùng ở con cái là đã nhận được sự nuôi nấng và dậy dỗ như thế nào của bạn. Nguyên nhân cuối cùng vẫn là ở bạn: ở chỗ bạn dạy con cái nhận ra và thích nghi với môi trường bên ngoài như thế nào.
Hay là bạn nói bản tính của đứa bé này không phải là người hữu dụng, dù bạn đã dùng hết sức mình để dạy dỗ, nó vẫn không thành người. Tạm thời không nói luận điểm này là không có một chút căn cứ, hoàn toàn hoang đường, cho dù như bạn nói, trời sinh như vậy, không phải vẫn là do bạn sáng tạo ra sao? Nguyên nhân cuối cùng chẳng phải vẫn là do bạn sao?
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái có thể là trực tiếp, hữu hình, điều này có thể là cha mẹ thông thường đều cảm thấy, nhưng vẫn có nhiều ảnh hưởng gián tiếp, vô hình mà nói chung cha mẹ không cảm nhận ra.
Lời nói, cử chỉ của cha mẹ, phẩm cách tính tình, quan hệ giữa cha mẹ, thái độ cha mẹ xử lý các quan hệ nhân sự, tất cả mọi việc làm và ngôn ngữ của cha mẹ đều trong vô hình soi chiếu vào thâm tâm của con cái, phát sinh kích thích và tác dụng biến đổi ngấm ngầm đối với con cái, từ đó hình thành nhân cách và tâm tính của đứa trẻ.

Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên, là tấm gương đầu tiên của con cái. Gia đình sẽ là học đường đầu tiên của con cái - Trường Mẹ chân chính. Sự nhào nặn đầu tiên của trẻ con bắt đầu từ đây.
Cho nên, cha mẹ thực hiện dạy dỗ; trước tiên ở chỗ tự xét lại mình. Tự xét lại mình là trí tuệ sâu xa nhất lại mang theo tính chất căn bản của loài người. Về mặt giáo dục con cái đã từng được nghiệm chứng vô số lần.
Cha mẹ của những đứa con không xứng đáng cần xem lại những hành vi của mình, uốn nắn lại trạng thái tâm lý của mình, từ đó tìm ra phương pháp đúng đắn, hợp lý để thực hiện lòng yêu thương con cái, con cái của bạn nhất định sẽ biến thành xứng đáng hơn.

15- Khoảnh khắc hôn nhân tan vỡ

* Cái mà bạn khổ tâm theo đuổi, rút cuộc đã thành tai họa.
* Người ta không thể có thói kiêu ngạo, nhưng không thể không có tính ngông nghênh.
* Chúng tôi vì không biết rõ mới kết hôn, vì biết rõ nên chia tay.

Tiểu thuyết viết đến một trình độ nhất định, ly hôn. Vẽ đến một trình độ nhất định, ly hôn. Đạo diễn đến một trình độ nhất định, ly hôn. Ra nước ngoài đến một thời gian nhất định, ly hôn. Kiếm tiền đến một số lượng nhất định, ly hôn.
Ly hôn. Ly hôn. Ly hôn!
Làn sóng ly hôn đang ầm ầm đổ tới!

Lý do ly hôn có nghìn vạn lẽ, đây mới chỉ đưa ra một phương diện - một bên nam (nữ) giành được một chút thành tựu trong sự nghiệp, nên thích mới nới cũ, tiếp nhận người thứ ba, vứt bỏ một bên khác.
Đây là một kiểu ly hôn bị trách móc nhiều nhất, một kiểu ly hôn một phía đau khổ nhất.
Bạn đã bị vứt bỏ. Một kẻ qua cầu rút ván, lạnh lùng khắc nghiệt không có tình người, thích mới nới cũ đi tìm niềm vui mới khác.
Đời người thường thường lâm vào dòng xoáy lốc mâu thuẫn như sau: Cái bạn khổ tâm theo đuổi, rút cuộc lại biến thành tai họa. Năm ấy bạn một lòng mong muốn anh ta (cô ta) thành đạt sự nghiệp, nổi trội hơn người. Vì thế, bạn đã đứng sát ngay sau anh ta, không mệt mỏi ngấm ngầm hiến dâng tất cả.
Đến nay, anh ta đã thành công, đã nổi tiếng. Đã đứng cao hẳn trên hàng vạn người. Bạn chỉ có thể đứng sau anh ta cách xa vời vợi, xa đến nỗi anh ta hầu như không nhìn thấy bạn nữa.
Người ta nói trong thế giới đàn ông, phía sau mỗi người thành công đều đang đứng một người vợ hiền giỏi giang tài cán.
Còn trong thế giới đàn bà thì phía sau mỗi người thành công càng chẳng phải là đang sừng sững một người chồng vĩ đại sao?
Người thành công là làm cho người ta khâm phục.

Một người thành công cùng với việc lăn lộn gian nan của anh ta, không ngừng tiến công, từng bước hướng tới con đường thành công, tính chất tâm lý của anh ta, cảm giác của anh ta, cá tính của anh ta, việc theo đuổi của anh ta cũng tương ứng biến đổi theo. Nhưng một người phẩm hạnh thanh cao, xem linh hồn và nhân cách cao hơn thể xác, một người trong đời sống vợ chồng đã từng giành cho đối phương tình yêu chân chính, bất kể anh ta giành được thành công như thế nào, bất kể mọi cái của anh ta phát sinh thay đổi bao nhiêu, anh ta cũng quyết không thể vứt bỏ người vợ đã thôi thúc anh ta giành được thành công. Anh ta nhất định sẽ để cho cả vợ chồng cùng chia xẻ niềm vui của thành công, từng giờ từng phút anh ta vẫn ghi nhớ trong thành công của anh ta đã ngưng đọng máu và mồ hôi của hai vợ chồng. “Huân chương quân công, có một nửa của tôi, cũng có một nửa của bạn”.
Đó chính là người đàn ông chân chính, người đàn bà vĩ đại.
Điều đáng tiếc là, bạn không gặp được người bạn như thế. Cuộc hôn nhân đã tan vỡ, trong tay đang cầm một giấy chứng nhận ly hôn.
Sau khi bị vứt bỏ, có người từ đó chán nản, nhìn thấu Hồng trần, mọi ý nghĩ đều tan, lấy nước mắt làm đầu. Khóc cũng buồn rầu mà cười cũng buồn rầu. Nhiệt tình của sinh mệnh không thể tái hiện, bức tranh cuộc đời đẹp đẽ cũng trôi theo dòng nước.
- Hoàn toàn sai! Bạn có thể không nên như thế!

Cố nhiên, bạn đau khổ, không có cách gì tránh nổi đau khổ. Nhưng, bạn chỉ có từ trong đau khổ thoát ra mới được tính là một người điển hình chân chính. Mọi người đều nói, người ta không thể có thói kiêu ngạo, nhưng không thể không có tính ngông nghênh. Đành rằng bạn đã gặp phải một kẻ phụ tình, một kẻ lợi thế nung nấu ruột gan, một kẻ chỉ có thể cùng hoạn nạn, không thể cùng chung hưởng lạc, một kẻ đê tiện, đến nay chỉ có thể như thế. Trong đó một nửa là sai lầm của bạn mới đầu chọn. Có lẽ anh ta (cô ta) năm ấy cũng đã từng theo đuổi bạn một cách khổ sở, bạn cho rằng có thể sống đến đầu bạc răng long, bạn cho rằng có thể cùng chung hưởng niềm vui mừng của thành công. Phán đoán sai lầm, vận mệnh đã lừa dối bạn. Cốc rượu đắng do mình chưng cất, bạn chỉ có nghiến răng làm một ngụm nốc hết. Khi bạn nâng cốc nuốt hết cốc rượu đắng này phải có chút khí phách anh hùng, thậm chí bạn có thể gầm lên một tiếng to, quả cảm tạm biệt quá khứ và bắt đầu sinh mệnh mới của bạn.
Tòa án đối với một kẻ phụ tình trong hôn nhân hầu như là chịu bó tay, chỉ có đạo đức, lương tâm và dư luận xã hội mới có thể đưa ra lời xét xử vô hình đối với anh ta, để anh ta chịu sự khiển trách vô hình. Bạn đã nhìn thấy kẻ phụ tình này đến kẻ phụ tình khác ung dung tự đắc, mặt mày hớn hở. Nhưng linh hồn của nó, tất nhiên sẽ lần lượt bị tra hỏi nghiêm khắc. Có thể trong lòng nó đang rỉ máu.

Đã đành là như thế, bạn phải hiểu thấu triệt rằng hàm ý cuộc hôn nhân của bạn thất bại là cái gì. Hiện thực, hiện thực vô tình, không thể đối với mỗi một người đều là công bằng. Bạn thừa nhận cũng thế, không thừa nhận cũng thế, buồn rầu cũng thế mà vui vẻ cũng thế, sự thực chính là như thế. Tự trọng, cứu mình thoát khỏi chiếc tàu bị đắm, cứu mình thoát khỏi biển cả, mới là con đường sáng sủa duy nhất bày ra trước mặt bạn.
Bạn không nên cho rằng sau khi ly hôn lại quay trở về chỗ ban đầu. Đường đời vốn là quanh co, gập ghềnh như thế. Cuộc đời vốn sẽ không tránh khỏi thất bại và vấp váp. Qua thất bại của cuộc hôn nhân lần này, bạn có thêm được một phần kinh nghiệm của đời, sau này có lẽ có thể bớt đi một bước đi đường vòng. Một điều hơn, một điều kém cùng triệt tiêu nhau, nhưng bạn vẫn là bạn. Bạn không thẹn với lương tâm, tâm lý vẫn bình tĩnh. Bạn biết rằng tâm lý bình tĩnh liên quan chặt chẽ tế nhị với hạnh phúc đời người.

Bạn vẫn đi con đường của bạn, cho dù phía trước có phong ba bão táp. Bạn sẽ chuyển đau khổ thành sự theo đuổi sự nghiệp bạn cm thấy thích thú.
Trong việc theo đuổi đó, sẽ làm nhạt tất cả mọi đau khổ của bạn, đồng thời đánh thức dậy cái xốc nổi của sinh mệnh và sức sống mới của bạn, giúp cho bạn bắt đầu một cuộc sống mới.
Chỉ cần bạn lòng dạ rộng rãi, kiên nhẫn miệt mài, bất cứ mục đích nào đều có thể đạt được. Dũng cảm tạm biệt quá khứ, đón nhận tương lai của bạn. Tiền đồ ở phía trước tràn ngập ánh sáng huy hoàng.
Ngoài cuộc hôn nhân bị phá vỡ do nguyên nhân đã nói ở trên, thường hay gặp nhất còn có hai tình huống hôn nhân phá vỡ như sau:
Một là, một bên không có cách gì chịu đựng nổi hành vi tồi tệ của một bên khác, do đó dẫn đến ly hôn. Cả hai đều có nỗi đau khổ nhất định. Nếu bạn là người trước có thể xem ly hôn là một sự giải thoát. Theo thời gian đau khổ cũng có thể tự nhiên mất đi, có lẽ đối với hôn nhân mất đi lòng tin, mất đi hứng thú - Vì mỗi lần hôn nhân thất bại từ đó tự đóng cửa lại. Bạn không thể xem người đời đều tốt như thế, nhưng cũng không thể đều xem người đời đều xấu như là chồng trước (vợ trước) của bạn. Cần phải nhận thức lại người đời và phát hiện lại người đời! Người mà bạn hằng lý tưởng chắc chắn không phải ít. Nếu bạn là người sau, có lẽ bạn đã từng nhiều lần hối hận, quyết tâm từ đó thay đổi mình, nhưng lần này đến lần khác đều vẫn như xưa, cho tới lúc hôn nhân phá vỡ mới biết cuối cùng đã mất đi cuộc hôn nhân vốn tốt đẹp. Nuối tiếc suốt đời. Song lúc này quyết sách đúng đắn nhất của bạn chỉ có thể là: sửa chữa triệt để những điều sai trái để trở lại làm người. Một người tỉnh lại đến từ trong cn ác mộng, bạn sẽ cm thấy nhẹ nhõm gấp bội.

Hai là, hai bên đều không vừa lòng đối với quan hệ hiện có, không thích hợp với nhau, không chịu thua lẫn nhau nên ly hôn. Sự kết hợp ban đầu của hai bên là một sự hiểu nhầm, là một lần thất bại, sau khi ly hôn đã để lại một vết thuơng, một hồi ức đau khổ. Nhưng bạn đừng luôn đào bới lại phần mộ của hồi ức ấy, chỉ có luôn luôn hướng về phía trước, tất cả phải bắt đầu làm lại.
“Chúng tôi vì không biết rõ mới kết hôn, vì biết rõ nên chia tay”, họ đã chia tay nhau một cách tự nhiên lịch sự, nhẹ nhàng như thế. Những ngày sau gặp lại vẫn có thể là bạn bè. Đây mới là phái hiện đại.
Ly hôn luôn luôn là đau khổ. Trước ly hôn và sau ly hôn đều có thể có đau khổ. Bởi vì nó có nghĩa là một lần thất bại, trắc trở, đi đường vòng trong đường đời. Nam nữ đều để lại một vết thuơng lòng. Nếu đã có con cái thì vết thuơng càng sâu hơn. Tiền đồ sau khi ly hôn là một câu hỏi lớn, cuộc hôn nhân lần sau sẽ có kết cuộc ra sao, liệu có thể gặp được người bạn lý tưởng hay không,... Tất cả những điều đó trước hết cần bạn phải dốc hết dũng khí, tràn ngập niềm tin, mới có thể chiến thắng đau khổ.
Bạn càng vững tin: mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên như thường lệ.


.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 3
C-STAT