Disneyland 1972 Love the old s
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện áo trắng


Chương 3

Đúng là thằng An nghe tôi thật. Hôm sau gặp nó, tôi hào hứng định mở miệng thuyết nó một tràn về "trẻ con" với "người lớn", "công việc" với "tiền bạc" thì nó đã chặn ngang:
- Thôi, bây giờ không nói chuyện gì khác ! Bàn vô chuyện học đi !
Lời tuyên bố hùng hồn của nó làm tôi ngẩn người ra. Phải một phút sau tôi mới hoàn hồn lại được:
- Mày nói thiệt đó chứ ?
- Thiệt mà !
Tôi vẫn chưa tin:
- Thiệt thiệt hay thiệt giả ?
- Thiệt thiệt.
Tôi giả bộ nhăn nhó:
- Từ từ đã ! Để tao còn phải chuẩn bị ! Học "rụp" một cái đâu có được !
Nó tỏ vẻ bực dọc:
- Dẹp cái trò chọc quê đi ! Tao nói đàng hoàng đó ! Chiều mai, thứ năm, tụi mình bắt đầu học.
- Ủa, hôm qua mình bàn tới thứ bảy mới bắt đầu kia mà ?
- Không thứ bảy gì hết ! Tao nói thứ năm là thứ năm !
- Nè, - Tôi kéo áo An - tao hỏi thiệt, sao tự dưng hôm nay mày ngon quá vậy ?
An im lặng một hồi rồi thở ra:
- Chiều hôm qua anh Vĩnh tao về phép.
Tôi không hiểu:
- Thì đâu có sao ?
- Nẹt lửa chớ không sao !
- Ảnh đốt nhà hả ?
- Đốt, có mày đốt đó ! Hồi hôm khi kiểm tra tập của tao, ảnh "xạc" tao một trận nên thân.
Té ra là vậy.
- Chứ má mày và anh Dự không bao giờ "xạc" mày à ?
- Hai người đó chẳng bao giờ rớ đến tập vở của tao. Thà vậy mà khỏe. Chớ như anh Vĩnh thì thiệt ngán. Lật một trang ảnh lại hỏi: tại sao lại có con 2 này ? Lật một trang ảnh lại hỏi: con 2 này ở đâu ra ? Cứ vậy suốt cả buổi tối. Tao ngồi tháo mồ hôi hột. May là cuối cùng má tao giải vây cho tao.
- Giải vây cách sao ?
- Má tao kêu tao đi tắm rồi sau đó bắt tao đi ngủ.
- Anh Vĩnh mày không nói gì sao ?
- Nói chớ. Không biết ảnh nói gì mà má tao rầy ảnh. Ảnh nói lại. Má tao rầy tiếp. Ảnh lại nói. Má tao la lên. Rồi anh Dự tao đi nhậu xỉn về tiếp hơi cho má tao. Ba người nói qua nói lại, tao nằm nghe lộn xộn một hồi, ngủ khi nào không hay.
Tôi gật gù:
- Vì vậy mà mày tính học ngay lập tức ?
An vò đầu:
- Ừ. Anh Vĩnh tao hăm hễ lần sau về còn thấy một con 2 trong tập là ảnh đưa tao đi cải tạo liền.
Tôi cười:
- Ảnh dọa vậy thôi.
- Ai biết được ! Nhưng tao học còn vì tao đã ngoéo tay với mày.
Thấy vẻ mặt nghiêm trang của nó, tôi hơi mừng trong bụng. Chợt nhớ đến vấn đề quan trọng nhất, tôi hỏi:
- Nhưng tụi mình học chung ở đâu ? Ở nhà tao hay ở nhà mày ?
Nó phẩy tay:
- Ối, nhà ai chẳng được. Thôi chuyện đó để sáng mai tính.
Tôi sốt ruột:
- Thôi tính bây giờ đi !
Nhưng tôi chưa kịp tính thì trống vào học đã vang lên.
Học sinh lục tục xếp hàng vào lớp.
Theo đúng như nề nếp trong tổ thì tôi đứng ở vị trí thứ ba, sau nhỏ Trầm Hương và thằng Hưng nhí, bởi vì tôi thuộc loại nhỏ con nhất lớp, còn thằng An thì đứng gần cuối. Nhưng vì lúc nãy hai đứa tôi không ngồi ôn bài đầu giờ theo nội quy nên bây giờ tôi tìm cách đứng phía sau. Đứng đằng trước, thằng Nhuận "chộp" được thì nguy.
Không dè tôi vừa chen vào, thằng Quyền đã xô ra:
- Đây đâu phải chổ của mày !
Tôi gạt phắt tay nó:
- Tao muốn đứng đâu kệ tao !
Nó lại đẩy ra, la toáng lên:
- Chổ của mày ở trên kia !
Tôi biết thằng Quyền ức tôi về chuyện hôm trước tôi méc thầy Việt là nó đọc truyện trong tiết tập nói. Thành ra vừa rồi nó "phang" tôi trong cuộc họp xét phong sao chiến công. Thực ra trong buổi họp đó, đứa phê tôi quyết liệt nhất là nhỏ Dạ Lan. Nhưng tính Dạ Lan bộc trực, đốp chát từ trước đến nay ai cũng biết. Còn thằng Quyền thì khác. Tôi nghi là nó cố tình trả đũa tôi. Tôi đã không thèm nói, vậy mà hôm nay nó tiếp tục "chơi" tôi.
Càng nghĩ càng tức, tôi quyết tâm lăn xả vào ăn thua đủ với nó. Nhưng Quyền to con hơn tôi nên nó hất tôi ra dễ dàng. Thằng An thấy vậy liền chồm lên trợ lực cho tôi nhưng nó chưa kịp ra tay thì ở trên, thằng Nhuận thấy động liền chạy xuống:
- Ai làm mất trật tự vậy ?
Quyền chỉ tôi:
- Nó mọi bữa đứng trên kia, tự nhiên bây giờ chen ngang vô đây !
Nhuận dòm tôi:
- Sao vậy, ông tướng ? Về chỗ cũ đi !
Rồi nó quay sang thằng An:
- Cả mày nữa ! Hai đứa mày chẳng lúc nào chịu ngồi ôn bài đầu giờ. Đã vậy, lúc xếp hàng còn lộn xộn. Tao báo cô Nga cho coi !
Khi vào lớp, vừa mới ngồi xuống, Nhuận rút sổ thi đua ra, tuyên bố:
- Trừ Nghi và An mỗi đứa 2 điểm trật tự !
Thằng An hoàn toàn thờ ơ trước câu nói đó. Còn tôi thì rủa thầm trong bụng "Trừ thì trừ, ông cóc ngán". Nói thì nói vậy chứ thực ra tôi cũng hơi ngán. Không khéo tháng này lại "rụng" thêm một sao chiến công nữa !
Tiếng lật tập sột soạt chung quanh làm tôi sực nhớ đến tiết ngữ pháp hôm nay. Tuần trước thầy Việt bảo hôm nay sẽ kêu từng đứa lên bảng để kiểm tra về các từ loại đã học. Kiểu này thì chết thằng An rồi. Hai đứa chưa kịp học chung với nhau một lần nào, nếu thầy kêu nó, chắc nó lại bị điểm kém nữa. Còn tôi thì tha hồ nghe những lời trách móc.
Tôi khấn thầm trong bụng cho thầy Việt đừng kêu nó. Nhưng ngặt một cái, tên nó lại đứng đầu sổ. Khỉ thật, tên gì không đặt lại đặt tên An ! Nếu là Than hay Van có phải đỡ hơn không !
- Tất cả các em gấp tập lại đi !
Tiếng thầy Việt vang lên.
Cả lớp lục tục gấp tập. Những đứa chưa thuộc bài cố tình chậm chạp để coi ráng thêm vài chữ nhưng khi thầy Việt đưa mắt nhìn xuống thì chúng vội vàng nhét tập vô ngăn bàn.
Thằng An thì từ đầu chí cuối không hề mở tập lấy một lần. Nó ngồi nhìn bâng quơ ra cửa sổ, chẳng biết nghĩ ngợi gì.
Thầy Việt chấm bút lên cuốn sổ gọi bài:
- Nguyễn Văn An.
Trong khi tôi giật thót người, thì An rời khỏi chỗ ngồi, từ từ lên bảng. Nó không hề tỏ vẻ lo lắng hay hôi hộp. Lên bảng, không trả lời được hoặc trả lời sai, nhận điểm 2 hoặc điểm 1 rồi trở về chỗ, từ trước đến nay nó đã quen như vậy rồi. Cả lớp cũng chẳng chờ đợi điều gì mới mẻ, mặc dù gần đây nó được "cùng tiến" với tôi.
Sau khi xem lướt qua cuốn tập của An, thầy Việt hỏi:
- Em có thuộc bài không ?
An gãi cổ:
- Em không biết ạ.
- Sao lại không biết ?
- Thưa thầy, có khi ở nhà em thuộc nhão như cháo, tới lớp lại quên sạch hết ạ.
Rõ ràng là nó nói dóc. Đứa nào trong lớp cũng thừa biết là nó chẳng bao giờ học bài. Trả lời kiểu này chắc là nó đang bắt đầu pha trò đây.
Nhưng thầy Việt trước nay vốn dễ tính, cởi mở với học trò. Trong những giờ học của thầy, lớp học thường vui vẻ, thoải mái, ít căng thẳng. Thầy sẵn sàng để cho học trò đùa giỡn, thậm chí pha trò như thằng An, miễn là đừng đi quá trớn, thiếu tôn trọng người khác và ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Nghe An đáp, thầy gõ gõ tay xuống bàn:
- Thôi được, thầy sẽ kiểm tra xem em nhớ hay là quên. Em hãy cho biết "từ cảm" là gì?
Như thường lệ, An lại đứng im như cột nhà.
Thầy Việt liếc nó một cái, rồi cúi xuống cuốn tập. Biết thừa nó nên thầy không giục. Giục nó, ắt nó sẽ gãi đầu ra vẻ bối rối: "Thưa thầy, cho em nghĩ thêm một chút xíu ạ" và rốt cuộc nó chẳng nghĩ được một cái gì ra hồn.
Tôi theo dõi từng cử động của An, bụng nóng như lửa đốt. Nó gãi đầu, gãi cổ một hồi lại đưa tay nắn nót dây nịt, dường như để kiểm tra xem dây nịt có đứt chổ nào không. Nó chẳng có vẻ gì định trả lời câu hỏi của thầy cả. Tôi đang có cảm giác là nó sẽ đứng hoài như vậy cho đến già thì bỗng nhiên nó mở miệng:
- Thưa thầy, em nhớ ra rồi ạ !
Thầy Việt quay lại:
- Em trả lời đi !
An ưỡn ngực đứng nghiêm:
- Thưa thầy, từ cảm là từ đứng một mình trong câu để biểu lộ cảm xúc ạ.
Cả lớp ồ lên một lượt. Lần đầu tiên trong đời chúng tôi nghe thằng An đáp đúng được một câu ngữ pháp. Mặc dù thay vì nói "đứng riêng rẽ" theo như bài học thì nó nói là "đứng một mình". Tôi chưa kịp thở phào thì thầy Việt hỏi tiếp:
- Khá lắm ! Bây giờ em kể ra một vài từ cảm thường dùng xem nào !
Thằng An làm chuyện phi thường. Nó trả lời ngay, không cần "nghĩ chút xíu":
- Thưa thầy, A !
Thầy Việt gật đầu:
- Gì nữa ?
- Á !
- Nói tiếp đi !
- À !
Ở dưới lớp bắt đầu có tiếng cười hí hí.
Thầy Việt khịt mũi:
- Thôi, em pha trò như vậy là đủ rồi ! Bây giờ em tự kể tiếp đi !
An hắng giọng:
- Thưa thầy, còn một số từ cảm thường dùng nữa là: ôi ! than ôi ! chao ôi ! trời ôi ! cha ôi ! mẹ ôi !...
Thằng An làm một tràng khiến nhiều đứa cười phá lên. Rõ ràng nó cố ý giễu hề, nhưng vì nó đáp đúng nên tôi không giận nó như mọi lần. Thầy Việt khoát tay:
- Thôi, đủ rồi ! Em hãy đặt một câu với từ "than ôi" !
Nó quay mặt xuống lớp, hấp háy mắt, xuống vọng cổ:
- Than ôi ! Không biết tại sao em học yếu quá... ư... chừng !
Lần này cả thằng Nhuận khó tính, cả thằng Vương lớp trưởng cũng cười. Cả thầy Việt cũng vậy. Thầy đưa cuốn tập cho An:
- Nếu em chịu khó học bài như bữa nay thì em không yếu đâu ! Thầy cho em 9 điểm !
Tôi mừng rơn. Còn An thì xách tập về chỗ với vẻ hí hửng. Thật là một chuyện lạ! Mấy đứa trong ban chỉ huy đội và ban cán sự lớp nhìn theo nó với vẻ thiện cảm. Còn nhỏ Tuyết Vân, lớp phó học tập và thằng Nhuận thì quay lại dòm tôi bằng ánh mắt đầy ý nghĩa, khiến tôi đỏ bừng mặt. Tụi nó tưởng tôi đã góp công sức trong biết cố phi thường này.
- Sao bỗng dưng mày chơi nổi vậy ? - Tôi tò mò hỏi An.
Nó nhún vai:
- Chơi nổi quái gì ! Hôm nay tao trúng tủ. Hồi hôm anh Vĩnh "quần" tao bài này đến tháo mồ hôi.
Ra là vậy ! Nó làm tôi thất vọng quá chừng. Tôi cứ đinh ninh nó "lột xác", nó tự giác học tập, ai dè nó thuộc bài là do anh nó "truy". Mà anh Vĩnh nó thì một năm về nhà chừng hai, ba lần, có khi về hôm trước hôm sau là đi ngay. Thế là nó lạ tiếp tục "than ôi ! Không biết tại sao em học yếu quá chừng !" nữa cho mà coi !
Tôi thăm dò:
- Được điểm 9, mày khoái không ?
An gật gù:
- Cũng khoai khoái !
Tôi bắt đầu tấn công:
- Vậy mày có muốn khoai khoái hoài không ?
Nó nhìn tôi nghi ngờ:
- Mày tính dụ khị tao hả ?
Tôi nổi sùng:
- Dụ khị cái con khỉ ! Học là học cho mày chớ đâu phải học cho tao !
Thấy tôi giận, An làm hòa:
- Ai biểu mày dò tới dò lui hoài chi ! Tao đã hứa chiều mai hai đứa học chung kia mà !
Nó làm tôi mát lòng mát dạ quá xá. Chẳng biết ngày mai nó làm ăn ra sao chứ hiện giờ mặt mày nó rất là đứng đắn, nghiêm trang. Thôi được, mọi chuyện rồi sẽ rõ !
*
* *

Hôm sau, hai đứa đều thống nhất là sẽ học chung ở nhà An. Gọi là gần nhưng nhà tôi cách nhà nó khoảng gần ba trăm mét. Hai nhà lại ở trên hai con đường khác nhau. Muốn đê"n nhà nó, tôi phải băng qua một miếng đất hoang, một ngã tư và một đoạn đường chạy dọc theo một bờ đất cao, cây cỏ um tùm. Dù thuộc nội thành nhưng chổ chúng tôi ở là vùng giáp ranh với ngoại ô nên khung cảnh cũng chẳng khác gì thôn quê. Từ nhà An phải đi thêm gần một cây số nữa mới ra tới lộ cái, nơi nhà cửa chen nhau, xe cộ nhộn nhịp.
Tôi chưa tới nhà An lần nào nhưng nó khoe nhà nó rộng rãi, mát mẻ, lại đầy đủ "tiện nghi", nào là cát-xét nghe nhạc, quạt máy, tủ lạnh. Nó kể đủ thứ nhưng tôi chỉ mê mỗi cái tủ lạnh. Ngồi học mệt mỏ, nóng nực mà có ngay nước đá bên cạnh thì hết sẩy.
Về địa điểm hai đứa nhất trí bao nhiêu thì về giờ giấc học tập, tôi và An lại bất đồng bấy nhiêụ An cứ nằng nặc đòi học từ một giờ đến ba giờ, sau đó đi đá bóng với bọn trẻ trong xóm. Mặc dù nghe nói đá bóng là tôi mê tít nhưng tôi cứ nhất quyết đòi học từ ba giờ đến năm giờ. Cứ vậy, chẳng đứa nào chịu đứa nào.
An nheo mắt nhìn tôi:
- Bộ mày hết khoái đá bóng rồi hả ?
- Khoái chớ !
- Khoái sao mày không chịu học từ một giờ đến ba giờ ?
Tôi nhăn mặt:
- Học giờ đó nóng thấy mồ !
An nghi ngờ:
- Xạo đi mày !
- Thiệt mà !
- Tao không tin. Mày mà sợ nóng ! Tao thấy mày đi chơi buổi trưa hoài !
Tôi nhún vai:
- Mày không tin thì thôi !
An kéo áo tôi:
- Tao không tin. Mày nói thiệt đi !
Thằng An truy riết khiến tôi lưỡng lự, nửa muốn nói nửa muốn không. Chẳng lẽ nói thẳng ra là tôi sợ... cái lò thịt. Số là từ nhà tôi đến nhà nó có một đoạn đường khá vắng vẻ, ở đó có một lò mổ thịt, bỏ hoang từ sau ngày giải phóng. Lò thịt nằm lọt giữa các bụi cây um tùm, mái ngói đen xỉn, mục nát và thủng lỗ chỗ. Các cánh cửa không biết bị ai gỡ mất chỉ còn trơ lại bốn bức tường và các bệ mổ xám xịt, loang lổ những hình thù kỳ quái. Sàn nhà lót gạch tàu, mỗi miếng khoảng bốn tấc vuông, trước đây màu đỏ, bây giờ rêu phủ xanh rờn và giữa các kẻ hở, cỏ dạo mọc đầy. Khung cảnh hoang vu như vậy, ban ngày trông đã phát ớn, ban đêm lại thêm đom đóm bay chập chờn như ma trơi, trông càng dễ sợ.
Người ta đồn ở đó lắm ma, thậm chí xe xích lô cũng không dám chở khách đi ngang lò thịt vào giờ ngọ. Có lần tôi hỏi ba tôi về chuyện đó, ba tôi gạt phắt:
- Con đừng có tin ba chuyện nhảm nhí đó !
Má tôi cũng nói giống hệt như ba tôi.
Chỉ có bà tôi là nói khác:
- Có thật đó cháu ạ ! Những người bị chết oan, hồn của họ không bao giờ tan đi cả.
Bà tôi còn dặn tôi:
- Khi đi ngang qua lò thịt, nếu cháu có nghe ai gọi tên mình thì nhớ đừng trả lời.
- Sao vậy, bà ? - Tôi ngạc nhiên.
- Ma gọi đó ! Nếu ma gọi mà mình trả lời thì nó bắt mất hồn.
Chưa nghe bà tôi nói, tôi đã sợ. Nghe bà dặn dò kỹ lưỡng, tôi càng sợ hơn. Buổi tối và ban trưa, không bao giờ tôi dám đi ngang qua lò thịt một mình. Khi lỡ gặp tình huống như vậy thì tôi nhắm mắt nhắm mũi chạy vù qua như bị ai đuổi sau lưng.
Chính vì nguyên nhân đó mà tôi không muốn đi học từ một giờ. Bởi như vậy, tôi sẽ phải đi ngang qua lò thịt vào "giờ ngọ", không khéo ma lại bắt mất hồn.
- Mày nói thiệt đi ! - An lại giục.
Cuối cùng, tôi đành thú thiệt:
- Tao sợ đi ngang... lò thịt.
Nghe thoáng qua là An biết liền:
- Mày sợ ma chứ gì ?
Tôi gật đầu, mặt đỏ bừng.
- Ha ha ! - An cười to - Lớn rồi mà còn sợ ma !
Tôi khịt mũi:
- Ma ai mà chẳng sợ !
An nhún vai:
- Tao cóc tin ! Làm gì có ma mà sợ !
- Có chớ sao không ? - Tôi cãi. - Mày thấy ma lần nào chưa mà bảo có ?
- À à... chưa ! - Tôi ấp úng - Nhưng bà tao bảo có.
- Bà mày thấy ma rồi à ?
- Ừ. Bà tao bảo hồi nhỏ bà tao thấy ma hai, ba lần.
An lại nhún vai:
- Bà mày tưởng tượng đó thôi !
Nghe nó nói tôi sầm mặt xuống. Thấy vậy, An làm lành:
- Vậy là bắt đầu từ chiều nay, mình học từ ba giờ hén !
Cái thằng ngó vậy mà dễ thương hết biết ! Tôi mừng rơn trong bụng nhưng ngoài mặt vẫn giả bộ lầm lì khiến An cứ lẽo đẽo theo xin lỗi hoài. Mãi tới lúc ra về tôi mới cười với nó một cái.



.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 8
C-STAT