Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...

Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Truyện danh nhân

Xuân Diệu

Tác giả: nhiều tác giả

Nhà Thơ Xuân Diệu

XUÂN DIỆU (1916 - 1985)
Ngày 18-12-1985, đã vĩnh biệt chúng ta nhà thơ Xuân Diệu, một nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ 20. Quê ở Hà Tĩnh, ông đã từng học ở Qui Nhơn, Huế, Hà Nội. Xuân Diệu là thành viên của Tự lực văn đoàn, văn đoàn có đóng góp lớn vào nền văn học Việt Nam hiện đại.
Là nhà thơ trữ tình, Xuân Diệu đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Xuân Diệu "nhà thơ mới nhất" của các nhà thơ mới (Hoài Thanh). Hai tập "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió" được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh.
Là một nhà thơ dấn thân, Xuân Diệu đã tham gia hàng chục năm trời (từ 1943) cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, và đã trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng. Ba lô trên lưng, Xuân Diệu đã đi khắp đất nước qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, chia sẻ cuộc sống gian khổ mà hào hùng của chiến sĩ, công nhân và nông dân. Từ cuộc sống dấn thân ấy đã hình thành một cảm xúc mới: cảm xúc của cả dân tộc chiến đấu cho độc lập, tự do - Và dòng thơ "công dân" ấy vẫn chan chứa chất thơ vì không hề gạt ra một bên những kích thước người của một cảm hứng thơ chân chính. Những bài thơ như "Sự sống chẳng bao giờ chán nản", "Những đêm hành quân" thuộc vào dòng thơ của chủ nghĩa nhân bản mới của thời đại.
Và nhà thơ - chiến sĩ vẫn tiếp tục là nhà thơ thần diệu của tình yêu. Vĩnh biệt chúng ta, Xuân Diệu còn để lại trong di cảo 400 (bốn trăm) bài thơ tình chưa công bố. Là nhà văn hóa lớn, nhà nghiên cứu bậc thầy, nhà phê bình sâu sắc và tinh tế, Xuân Diệu một mình, đã viết một công trình đồ sộ nghiên cứu hết các nhà thơ cổ điển của nước nhà, và những nhận định của ông cũng đã trở thành "cổ điển".
Xuân Diệu còn là tác giả tập "Phấn thông vàng" gồm những truyện ngắn trữ tình tuyệt diệu, tập "Trường ca" là những bài thơ văn xuôi xúc động về tạo vật, về tình đời.
Xuân Diệu còn viết nhiều sách về nghề thơ, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ các bạn văn thơ trẻ. Xuân Diệu đã dịch tác phẩm của nhiều nhà thơ thế giới lỗi lạc - Victor Hugo, Petofi, Nazim Hikmet, Nicolas Grillen, Tagore, Attila, Joseph, Christo Botev, Endy, Blaga Dimitrova... Với một sự nghiệp phong phú, đồ sộ (hơn năm mươi tác phẩm), Xuân Diệu chắc chắn sẽ được hậu thế công nhận là một trong những đỉnh cao của thơ và văn chương Việt Nam thế kỷ 20.
Huy Cận (4/2000)
(NXB Kim Đồng)
Tác phẩm đã xuất bản:
Thơ: Thơ thơ , (1938) tái bản nhiều lần; Gửi hương cho gió (1945-1967), Ngọn Quốc kỳ (1945-1961), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962) Một khối hồng (1964) Hai đợt sóng (1967) Tôi giầu đôi mắt (1970) Hồn tôi đôi cánh (1976) Thanh ca (1982), Một chùm thơ (tuyển, Paris, 1983), Tuyển tập Xuân Diệu tập I (1982-1986)
Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939 – 1967), Trường ca (1945 – 1957) Miền Nam nước Việt (1945), Việt Nam nghìn dặm (1946), Việt Nam trở dạ (1948) Ký sự thăm nước Hung (1956), Triều lên (1958)
Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Dao có mài mới sắc (1963), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971) Lượng thông tin và những ký sự tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, 2 tập (1981-1982), Thơ Nicôlai Ghiden (1982), Những nhà thơ Bungari (1985)…
.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 4
C-STAT