Polly po-cket
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện danh nhân

Phần 2

Một bài vận văn rất có giá trị về lịch sử:

Hà thành Chánh khí ca

Bài ca nguyên là truyền miệng, nên giờ đây ‘tam sao thất bổn ” không ít. Không có bút tích nào để đối chiếu, nên người soạn đành dựa vào 2 bản hiện đang có & tương đối khá hoàn chỉnh, đó là:

1/Bản do Huỳnh Lý soạn, nhà xb Văn Hóa Hà Nội, 1958.
2/ Bản do Phan Khôi ( cháu ngoại của Tổng đốc Hoàng Diệu) sưu tầm, đăng trên Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s. 777 ra ngày 4.10.1928 ( bản này bị tòa kiểm duyệt thời bấy giờ cắt mất mấy câu)
Rồi qua đấy, tôi so sánh, bổ khuyết, châm chước; để tạm giới thiệu với bạn đọc một áng hùng văn quí này.
Khi có thời giờ hơn, tôi sẽ cân nhắc & chú thích kỹ càng lại.
Xin bạn đọc bỏ qua tính chủ quan của tôi.

Phần giới thiệu in nghiêng này của Phan Khôi :

Trước khi Văn Thiên Tường chết theo nhà Tống, có đặt một bài ca gọi là Chánh khí ca, kể sự mình giúp vua nhà Tống không thành công và phải chết, chớ không chịu hàng nhà Nguyên. Hà thành Chánh khí ca là do nghĩa đó và nói việc xảy ra ở Hà Nội.
Bài nầy, theo người ta nói, của ông Ba Giai là một nhà văn sĩ ở Hà Nội lúc bấy giờ làm ra.
Một bài văn đã hay lại có quan hệ nhiều về lịch sử, mà xưa nay chưa được in ra, thì chắc truyền không được rộng, và có ngày sẽ mất đi, là ngày nếu người ta quên nó ráo.
Vì nghĩ như vậy chúng tôi mới đem đăng báo để truyền lại cho đời sau một cái sử liệu.

Hà Thành Chánh khí ca

Một vừng chánh khí lưu hình,
Rộng trong trời đất : nhựt, tinh, sơn, hà,
Hạo nhiên ở tại lòng ta,
Tấc vuông son sắt hiện ra khi cùng. (1)
Nên thua theo vận truân phong,
Ngàn thu rạng tiếng anh hùng sử xanh.

Có quan tổng đốc Hà - Ninh
Hiệu là Quang Viễn, trung trinh ai bằng? (2)
Lâm nguy, lý hiểm (3) đã từng,
Vâng ra trọng trấn mới chừng ba năm.
Thôn Hồ (4) dạ vẫn nhăm nhăm,
Ngoài tuy giao thiệp, trong căm những là...
Vừa năm Nhâm Ngọ, tháng ba,
Rạng ngày mồng tám, mới qua giờ thìn,
Biết cơ trước đã giữ gìn,
Hơn trăm võ sĩ, vài nghìn tinh binh.
Tiên nghiêm (5) sai đóng trên thành,
Thệ sư (6) rót chén rượu quỳnh đầy vơi.
Văn quan võ tướng nghe lời,
Hầm hầm xin quyết một bài tận trung.
Ra uy xuống lịnh vừa xong,
Bỗng nghe ngoài đã đùng đùng súng ran.
Tiêm cừu (7) nổi giận xung quan (8)
Quyết rằng chẳng để chi đàn chó dê
Lửa phun súng phát bốn bề,
Khiến loài bạch quỉ hồn lìa phách xiêu
Bắn ra nó chết cũng nhiều
Phố phường trông thấy, tiếng reo ầm ầm.
Quan quân đắc chí bình tâm,
Cửa Đông, cửa Bắc vẫn cầm vững binh.

Chém cha cái lũ hôi tanh
Phen này quét sạch sành sanh  mới là!
Không ngờ thất ý tại ta,
Rõ ràng thắng trận, thế mà thua cơ!
Nội công rắp tự bao giờ,
Thấy kho thuốc cháy, ngọn cờ ngã theo
Quan quân sợ chết thảy đều,
Cửa Tây, Bạch qủi đánh liều trèo lên.
Nào ai sức mạnh gan liền?
Nào ai cầm vững cho bền ba quân?
Nào ai có chí kinh luân?
Nào ai nghĩ đến thánh quân trên đầu?
Một cơn gió thảm mưa sầu,
Đốt nung gan sắt, giãi dầu lòng son,
Chữ trung còn chút con con,
Quyết đem gởi cái tàn hồn gốc cây.
Trời cao biển rộng đất dày,
Non Nùng sông Nhị chốn nầy làm ghi!
Thương thay trong buổi gian nguy,
Lòng riêng ai chẳng thương vì người trung!
Rủ nhau tiền góp của chung,
Rước người ra táng ở trong học đường.
Đau đớn nhẽ, ngẩn ngơ dường!
Tả tơi thành quách, tồi tàn cỏ hoa!
Kể từ năm Dậu bao xa, (9)
Đến nay tính đốt phỏng đà mười niên.
Long thành thất thủ hai phen,
Kho tàng hết sạch, quân quyền dời tan.
Đổi thay trải mấy ông quan,
Quyên sanh tựu nghĩa, có gan mấy người?
Trước quan Võ hiển khâm sai (10)
Sau, quan Tổng đốc một vài mà thôi.
Ngoài ra võ giáp văn khôi,
Quan, bào, trâm, hốt nhác coi, ngỡ là...
Khi bình làm hại dân ta,
Túi tham vơ nhặt chẳng tha miếng gì.
Đến khi hoạn nạn gian nguy,
Mắt trông ngơ ngác, chơn đi gập ghình.

Võ như đề đốc Lê Trinh, (11)
Cùng là chánh phó lãnh binh một đoàn,
Đương khi giao chiến ngang tàng,
Thấy quân hầu đổ vội vàng chạy ngay.
Nghĩ xem thật cũng ghê thay,
Bảo thân chước ấy ai bày sẵn cho?
Thế mà nghe nói mơ hồ
Rằng: quan đề đốc xuống hồ cửa tây;
Kẻ rằng: Treo ở cành cây
Người rằng: hẳn xuống giếng nầy không sai.
Thăm tìm ngày một ngày hai,
Định rằng hiệp táng cùng nơi học đường.
Hỏi ra sau mới tỏ tường,
Cũng loài uý tử, cũng phường tham sanh.
Phép công nên bắt gia hình,
Rồi ra nặng chữ nhơn tình lại thôi.
Văn như Tuần phủ nực cười,
Bình Chi là hiệu, năm mươi tuổi già (12)
Biết bao cơm áo nước nhà?
Nhắm trong sĩ tịch cũng là đại viên.
Chén son chưa cạn lời nguyền,
Nỡ nào bỗng chốc quên liền ngay đi?
Lại còn lẩn khuất làm chi?
Hay là tham tiếc mùi gì ở đây?
Hay là còn chước bình Tây,
Chực làm nội ứng, đợi ngày viện binh?
Hay là tiếc gái xuân xanh?
Tìm nơi kiếm chốn gieo mình trú chân ?
Hay là còn chút từ thân,
Rắp toan tịch cốc mấy lần lại thôi!
Sao không sợ tiếng với đời?
Sao không thẹn với người tử trung?
Kìa Tôn Thất Bá niết công, (13)
Kim chi ngọc diệp, vốn dòng tôn nhân,
Đã quốc tộc, lại vương thần,
Cũng nên hết sức kinh luân mới là...
Nước non vẫn nước non nhà,
Nỡ sao bán rẻ một tòa Thăng Long?
Thề xưa liệu đã chẳng xong,
Lại còn mở mặt trong vòng lưỡng gian
Tư giao rắp những mưu gian,
Thừa cơ xin chữ hội thương ra ngoài
Ấy mới khôn, ấy mới tài,
Lẩn đi tránh tiếng, giục người nói quanh.
Dâng công quyền nhận tỉnh thành,
Xui người đổ tiếng một mình quan trên.
Tội danh thiệt đã quả nhiên,
Xin đem giao xuống cửu nguyên chế đài (14)
Thung dung kể đến phiên đài (15)
Xỉ ban(16) cũng đã tuổi ngoài sáu mươi.
Thác trong thôi cũng nên đời.
Sống thừa chi để kẻ cười, người chê!
Nhĩ Hà, Tản lĩnh đi về,
Giang sơn tuyết chở, sương che cũng liều!
Còn như ty thuộc hạ liêu,
Kẻ công người quả còn nhiều chan chan,
Biết đâu cho khắp mà bàn,
Sau nầy sẽ có sử quan phẩm bình,
Trước rèm gió mát trăng thanh
Thừa lương nhân chốn nhàn đình thong dong.

Xa trông chót vót Bình phong (17)
Chúc mừng vạn thọ thánh cung lâu dài!
Rồi khi cá nước duyên hài,
Ra tay khang tế, giở tài kinh luân.
Nghiêu Thuấn quân, Nghiêu Thuấn dân,
Bát thiên thu, bát thiên xuân thái hòa!
Bây giờ ta gắn với ta,
Túy tinh khiển hứng, ngâm nga tiêu sầu.
Ở đời văn võ công hầu,
Càng nghe câu chuyện càng sầu bên tai!
Diễn ca Chánh khí một bài,
Để cho thiên hạ người người khuyên răn.


Chú thích :


(1) Mấy câu này dựa theo ý mở đầu  bài Chánh khí ca của Văn Thiên Tường.
(2) Tên hiệu của Hoàng Diệu.
(3) Lý hiểm : từng trải sự nguy hiểm.
(4) Thôn Hồ : chỉ giặc Pháp
(5) Tiên nghiêm : ra nghiêm lệnh trước
(6) Thệ sư : cùng với quân sĩ thề sống chết đánh giặc
(5) Có người đã chứng kiến trong khi giao chiến, nói rằng bấy giờ trong thành bắn ra, lính Pháp chẳng chết mấy; đấy là lời nói khoe đó thôi.
(6) Bấy giờ bốn ông quan tỉnh chia giữ bốn cửa, quan Tổng đốc giữ  Cửa Bắc.
(7) Tiêm cừu : chỉ muốn giết kẻ thù
(8) Xung quan: giận, tóc dựng lên đội cả mũ mão
(9)Năm quí dậu, Tự Đức thứ 25 (1873), Gác-nhi-ê đánh thành Hà Nội lần đầu.
(10) Tức là cụ Nguyễn Tri Phương uống thuốc độc mà chết theo thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhứt.
(11) Đoạn nầy nói Đề đốc Lê Trinh không chết trong khi thành mất mà lại chạy trốn, theo phép phải có tội, song vì đút tiền nên được khỏi.
(12) Hoàng Hữu Xứng, tự Bình Chi, làm Tuần phủ Hà Nội bấy giờ.Ban đầu cũng thề còn mất với thành, nhưng nhịn ăn được vài bữa lại thôi và bằng lòng hợp tác với thực dân.
(13)Niết công : chỉ Tôn Thất Bá làm Án sát bấy giờ. Buổi sớm mai ngày mồng tám, quân Pháp mới kéo đến , ông Bá xin giấy ra thành để thương thuyết với tướng Pháp xin hoãn binh.
Sau khi thành bị hạ, tướng Pháp giao thành lại, ông Bá đứng nhận. Ông ấy lấy chứng cớ mình ra ngoài hội thương mà đổ trách nhiệm đánh nhau cho một mình quan Tổng đốc, còn mình không can dự.
(14)Chế đài là Tổng đốc
(15) Phiên đài là quan Bố chính.
(16)  Xỉ ban : hạng tuổi tác
(17) Bình phong là núi Ngự Bình ở Huế  

Ghi chú thêm về Hà thành Chánh khí ca:
Là tác phẩm văn học gồm 140 câu lục bát, chưa rõ tác giả (có ý kiến cho là của Nguyễn Văn Giai, tục gọi là Ba Giai), ra đời khi Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai (1882).

Tác phẩm có ý phỏng theo "Chính khí ca" của Văn Thiên Tường đời Tống (Trung Quốc), biểu dương tấm gương trung liệt của Hoàng Diệu; mặt khác, lên án bọn quan lại bạc nhược đầu hàng, gồm đề đốc Lê Trinh, tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, án sát Tôn Thất Bá, bố chánh Phan Văn Tuyển.

Giá trị của tác phẩm là từ cảm hứng mãnh liệt về chính khí, phân biệt rạch ròi chính tà, từ đó phần nào khắc hoạ được tính cách nhân vật qua lời thơ có phần thuần thục.

Hà thành Chánh khí ca”, "Hà thành thất thủ ca", "Hà thành hiểu vọng" là bộ ba sáng tác đã ghi lại sự thật bi tráng của Hà Nội trong những ngày bị Pháp tấn công lần thứ hai.
Nhưng xét ra,“ Hà thành Chánh khí ca” được phổ biến nhất. Hai bản sau tôi sẽ giới thiệu khi có dịp.


.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 4
C-STAT