XtGem Forum catalog
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện phật giáo

 

TẬP I: (C)

Thiền Viện

November 27, 2008

Thiền Viện được xây trên núi cao, có mái xanh vách đỏ rất đẹp và nổi bật trên nền xanh của rừng núi.

Trên đây, tụi tui có 4 nam, 4 nữ thường trú lo công việc thu dọn, nấu bếp, làm vườn và phục vụ những bạn lên đây nghĩ ngơi hành thiền.  Tụi tui có một đại sư huynh quản lý tổng quát và điều động công việc cho tụi tui làm.  Tui và một chị bạn nữa được cắt đặt làm ngoài vườn như bổ cũi để dành cho mùa đông, trồng rau, quét lá đường niệm hành, nói chung là dọn dẹp khuôn viên Thiền Viện.  Nhóm khác thì làm việc bên trong, gồm nấu bếp, làm sạch sẽ.

Ðại sư huynh của tụi tui, tánh tình ăn to nói lớn, thiên vị nên tui và chị bạn bị hiếp đáp đủ điều.  Có những buổi chiều trời bắt đầu lạnh buốt, sương mù trên triền núi đổ xuống ào ạt nhưng đại sư huynh vẫn bắt tụi tui phải kéo óng nước xuống tận cổng Thiền Viện để tưới những cây thông trồng hai bên đường.  Hôm đó tui bị nằm liệt giường (nói đúng hơn liệt đất) mấy ngày liên tiếp.

Thầy tui dạo đó mở khóa tu học cho các bạn thiền khắp nơi quy tụ về. Tụi tui tất bật phục vụ, có ngày máy bôm nước hư, mà trong thiền viện lại có cả mấy chục người, hai chị em tui thay phiên nhau xách nước leo thang đem vào nhà cho các anh chị dùng làm vệ sinh.  Những ngày ấy tuy cực nhưng rất vui.

Một hôm tui đang ngồi cưa củi với chi bạn thì bất chợt thấy Thầy đang chấp tay sau lưng đi dạo quanh thiền viện, khi đến chổ hai chị em thì Thầy nói:

- Hai đứa con coi cây thông nào cong thì lấy giây buộc kéo lại cho ngay đi.

Tụi tui nhỏ đến lớn chưa biết trồng rau, cưa củi mà bây giờ phải làm mọi thứ, nay còn cái vụ uốn cho cây ngay. Tui thắc mắc hỏi Thầy:

- Buộc cây kéo rồi để bao lâu mới thả ra vậy Thầy?

Thầy tui trả lời cứ để thử một tuần coi.  Xong Thầy tui chỉ cái cây Dogwood ai đó trồng trước cửa thiền viện, hơi cong ngã về một bên.

- Ðó, lấy giây buộc cây đó lại, kéo cho thẳng rồi buộc vô cây cổ thụ kia kìa.

Hai đứa nghe nói vậy thì đi lấy giây thừng làm y theo lời.

Một tuần sau, tụi tui thưa với Thầy ra xem tụi tui cởi bỏ giây để xem cây Dogwood có ngay thẳng không sau 1 tuần được uốn nắn.

Thầy tui ra đứng nhìn xong cười cười kêu tụi tui tháo giây ra.  Giây vừa được cắt thì trước sau không thay đổi vẫn cong quẹo làm cho tụi  tui một mẽ cười quá đã.  Thầy tui lúc đó nói tỉnh bơ:

- Không thẳng thì cưa đi!!!

Ðây là một công án của Thầy tui ra đề, tui kể lại đây cho mọi người suy gẫm.

Những khóa học cứ tiếp diễn liên tục trong vòng mấy tháng thì chấm dứt. Tui được theo Thầy sau đó đi chu du đến những thiền viện ở các nơi khác.  Mỗi nơi, mỗi chổ lại có những mẫu chuyện rất là siêu diệu.

Ðuổi ma

November 28, 2008
Hết uốn cây cho ngay qua đến đuổi ma, coi bộ tui có nhiều nghề chứ hổng phải chơi đâu.  Nhưng muốn kể chuyện đuổi ma trên Thiền viện phải đi ngược lại lúc tui mới bắt đầu tiếp điển ở nhà Thầy tui lúc trước thì có trường hợp một bạn thiền bị ma nhập đến xin được giải tà. Hồi đó tui còn non yếu lắm, thấy ai bị ma nhập thì nghĩ cứ cầu điển Quan Thánh xuống đánh cho một trận là ma nào cũng văng ra chứ có gì đâu. Nhưng mà tui lầm to, bởi vì đánh, hay la hét lung tung thì con ma vẩn chình ình ra đó, quay lại còn liếc tui với con mắt trắng giả thấy mà ớn chè đậu luôn.  Cuối cùng ông Thầy tui phải từ tốn khuyên nó theo người bị nhập tu pháp thiền này thì nó mới chịu yên, và ngoan ngoản nghe lời.  Lúc đó tui phục Thầy tui sát đất, thấm ý hiểu rằng không cần phải lấy vũ lực mà trị chỉ cần lấy tình thương mà đối đãi. Hồn người chết cũng như người sống cũng là một linh quang như nhau, chỉ khác ở chổ người cõi âm và người cõi dương mà thôi.

Trở lại câu chuyện đuổi ma ở Thiền viện, hôm đó cũng như mọi ngày tui đang lui cui bổ củi ngoài vườn thì có chị bạn hớt hãi chạy ra nói:

- Bạn ơi! Thầy kêu bạn vô phòng ngũ nữ coi có con ma đang nhập một bạn thiền kìa!! lẹ lên!!

Tui ngớ ngẩn một chút, trong đầu suy nghĩ sao lại gọi mình cà?!?! Xong hỏi lại chị bạn:

- Ủa? sao Thầy không giúp mà kêu em vậy?

Chị bạn lên tiếng hối:

- Ði mau lên đi, còn hỏi lung tung nữa.

Tui vội vàng chạy một mạch lên Thiền viện vô phòng thì thấy cũng mười mấy người đang ngồi xếp bằng thành vòng tròn nhắm mắt im re.  Tui ngạc nhiên không biết ai bị nhập, cũng lại ngồi chung rồi đảo mắt nhìn quanh xem nhưng mà nhìn hoài cũng không thấy ai có cái gì khác thường. Cuối cùng tui đánh bạo hỏi lớn:

- Ai đó?? mau khai ra!!!

Tiếng la của tui hùng hồn và mạnh mẽ làm cho ai nấy rúng động hết. Vừa dứt câu thì tui thấy một bà cụ ngồi ở bên phải của tui cách hai ba người tự nhiên nói:

- Mô Phật!  con xin lui.

Nói xong rồi thì yên, mọi người mở mắt ra cười thoải mái không còn căng thẳng giống lúc đầu  nữa.
Tui cũng tỉnh queo ra khỏi phòng chạy vội lên phòng Thầy để thưa lại. Thầy thấy tui thì hỏi:

- Sao xong chưa?

Tui thưa với Thầy:

- Dạ, xong rồi.  Dễ ợt tới con không ngờ. Con vô phòng có thấy gì đâu, hỏi đại nhè nó nhát gan tự động rút lui.

Thầy cười ra nước mắt nói:

- Ma nó sợ con đó!

Từ cái dạo đó mà rồi tui cũng có dịp đuổi ma thêm lần nữa nhưng lần sau không dễ ăn như lần này.

Ðại nguyện của một tội hồn

December 1, 2008

Thời gian ở trên Thiền viện cũng được vài tháng có một buổi tối Thầy gọi tui tiếp điển tội hồn ở ngục A Tỳ lên một lần nữa xem đã niệm Phật được đến đâu.

Ðêm đó tội hồn được gặp Thầy tui có một chút thôi nhưng cũng làm tui rất ngạc nhiên.  Khi lên không còn sợ hãi như lúc trước mà lại giống một đứa con nít, hồn nhiên, vui vẽ còn đùa giởn với cái ví của Thầy tui để trên bàn.  Thầy hỏi tội hồn này vài câu như:

- Con có niệm Phật tốt không?

- Con thấy sau khi niệm Phật thì như thế nào?

Tội hồn trả lời rất vô tư:

- Tốt lắm! tốt lắm! con không còn thấy khổ nữa.

Sau đó thì Thầy lại cho về không hỏi thêm gì nữa.

Một tháng sau thì trên đường Thầy và các bạn thiền trong đó có tui đi đến một Thiền viện khác thì có ghé lại nhà một bạn để nghĩ ngơi mấy ngày.

Cũng vào một đêm Thầy lại gọi tui vô phòng và nói:

- Kỳ này là kỳ sau cùng, con gọi tội hồn lên đây cho Thầy.

Khi tội hồn được đến trước mặt Thầy tui thì tui cảm thấy lúc đó tội hồn rất bình an thanh tịnh.  Thầy tui lên tiếng hỏi.

- Bây giờ con có thể thoát được ngục A Tỳ. Con thấy sao nói lại cho người đời biết đi?

Tội hồn ấy trầm ngâm một vài phút mới từ tốn trả lời:

- Thưa Thầy, con đã quyết định không rời khỏi ngục A Tỳ, con thấy phương pháp Niệm Phật quá huyền diệu cho nên con tình nguyện ở lại đây để chỉ cho các tội hồn khác cách thoát khỏi cảnh cùng cực đau khổ này.  Con muốn lấy công chuộc lại tất cả lỗi lầm của mình đã tạo ra khi còn sống.

Thầy tui ưng bụng cười nói:

- Vậy là tốt, để tôi viết cho một bài thơ, cầm về dưới mà theo đó tu hành.

Nói xong Thầy kêu lấy giấy viết và thảo một bài thơ dài, bốn câu thơ đầu có tên lúc còn sống của tội hồn này.  Sau đó Thầy đưa tui đọc cho tội hồn rồi đem đốt đi.

Vậy là mấy năm nay chỉ bằng vào sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật mà Thầy tui đã độ được cho một phần hồn đã phạm những chuyện không thể tha thứ,  thoát ra khỏi ngục tù mà phần hồn này cũng quá bãnh, đã dám hy sinh sự tự do của mình để ở lại giúp các phần hồn khác, thật là đáng phục!

Thấy chuyện này tui mới nghĩ lại mình.  Ðã thoát được khổ đau, cho dù hoàn cảnh của tui không thê thảm bằng nhưng mà tui cũng nguyện dấn thân vào cảnh khổ để giúp các bạn có duyên với mình được thấy ánh sáng từ bi của Thầy tui và chư Phật, Tiên  đã thường hằng gia hộ mà cải sữa cho mình trở thành những người toàn thiện.  Cùng chung xây dựng thế giới hòa bình ngàn năm.

Ngâm thơ

December 2, 2008
Ðại hội năm đó là tui múa tiên cho cả hội trường mấy trăm người xem không chỉ làm việc cho nhóm nhỏ nữa.

Trước khi đến dự Ðại hội tui cũng được Thầy điêu luyện cho ngâm thơ đạo của Thầy viết ra.  Lối ngâm thơ này không như lối thường tình ở dưới thế gian này ngâm. Khi ngâm người nghe cảm thấy luồng điển trên bộ đầu rút mạnh theo từng nốt nhạc (âm thanh). Có những nốt nhạc (âm thanh) cao vi vút thì luồng điển của người nghe cũng được nhất bổng lên, đưa hồn người đang tham thiền du dương lên những cảnh giới thanh nhẹ bên Trên.  Còn những người chưa mở được bộ đầu, tâm trần còn sâu nặng thì nếu chịu lắng nghe thì cũng được trợ giúp.  Khi ngâm bài “Lục Tự Di Ðà” thì âm ba của sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật như phá vở, giải thông mọi ngõ ngách bị ứ nghẹt trong tiểu thiên địa của người đang tham thiền.

Thầy tui lúc đó có nói:

- Sau này khi tụi nó biết giá trị tụi nó sẽ nghe những băng ngâm thơ này nhiều lắm.

Trong quá trình tiếp điển của tui, bây giờ nhìn lại thấy Thầy tui đã để lại cho hậu thế một kho tàng vô giá.  Ðã mười mấy năm trôi qua, rất ít người hiểu được trong tay họ đã nắm giữ báu vật mà vì sức hút của hồng trần quá mạnh làm cho họ quên đi mà không dùng đến.

Lời nhắn gởi


December 4, 2008

Lần cuối cùng tui xin Thầy tui cho được chấm dứt việc làm tiếp điển và được Thầy chấp thuận là lúc tui từ giả Thầy để về Thiền viện làm một ít giấy tờ cá nhân cần thiết.

Tiển tui đi Thầy đã cho tui một cái tên  là “Diệu Liên Hoa” mà tới nay tui vẫn còn giữ để dùng khi viết một cuốn sách hay nói đúng hơn là một luận án tu hành.

Câu nói đùa Thầy tặng cho tui trước mặt một vài bạn thiền là:

- Con này ai mà nói nó cái gì oan ức nó cãi cho tới cùng!

Lời nói này của Thầy làm tui rất trăn trở, tui biết không phải đây là một câu nói bông đùa mà là một lời nhắn gởi.  Cái tên Diệu liên hoa cũng hàm chứa những ý nghĩa cao siêu mà chưa thực hành tui chưa có thể hiểu thấu.

Thầy lại còn bồi thêm một câu nữa cũng không kém phần bí ẩn mà nhiều năm sau tui mới vở lẽ ra:

- Con là thằng ăn cướp!

Tui hoảng hốt hỏi lại:

- Con ăn cướp cái gì hả Thầy?

Thầy tui cười ha hả nói:

- Con ăn cướp cái Ðạo. Có đạo rồi thôi đi đi!

Với hành trang những câu nói trên tui trở về Thiền viện và rồi sau đó biết bao nhiêu sóng gió dồn dập ập vào tâm thân của tui.  Bây giờ nghĩ lại thì thấy hay quá là hay nhưng lúc đó cũng bầm dập vô cùng.

Hôm nay chấm dứt hành trình tiếp điển của tui và sẽ bước vào hành trình “tui tầm tui”.

Ơn đền nghĩa trả

December 5, 2008

Lý do mà tui xin được ngưng tiếp điển cũng rất dễ hiểu thôi.  Nhờ tui trực tiếp tâm tâm tương ứng được với chư Tiên Phật cho nên tui đã tiếp thu Chơn lý một cách rất là mau lẹ, chỉ trong một sát na có thể hiểu được những lý lẽ cao sâu nhất mà nếu với tâm trần còn dị biệt, mê chấp sẽ phải mất một thời gian rất lâu có khi nhiều kiếp mới thấu đáo được.

Từ cái sự hiểu biết đi tới cái thực chứng cũng còn phải có thời gian thực hành cật lực. Phải gọi là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo mới mong đạt tới cõi giải thoát vĩnh hằng cho phần hồn của mình.

Thầy tui hay nói:

- Tiếp điển chư Tiên Phật dạy đạo cho mà không hành thì tội nặng lắm đó nha.

Có nhiều bạn thiền muốn được nghe nhiều hơn nữa thì Thầy tui cảnh báo trước:

- Các con xin được nghe đạo thì phải theo lời vàng tiếng ngọc đó mà hành, nếu không các con mắc nợ không trả nổi đâu.

Nói đến mắc nợ tui mới chạnh lòng nghĩ tới Thầy tui đã mấy chục năm hoằng dương đạo pháp, để lại biết bao nhiêu là băng thâu hình, thâu âm thanh để nhắc đi nhắc lại cho tụi tui hiểu đường về Trời cặn kẽ từng bước từng bước một nhưng tụi tui cứ ì ạch, tiến 1 bước thì lùi 3 bước.  Vì thương yêu mà Thầy tui phải lầm lủi đi khắp mọi nơi để phổ độ chúng sanh. Vậy xét cho cùng tụi tui nợ Trời Phật đã bao nhiêu rồi mà tụi tui trả được bao nhiêu?! Có nên vay thêm nữa hay là dứt khoát thực hành rốt ráo?!

Ðó là câu tui thường tự vấn mình, nghĩ sâu hơn nữa, tui đã theo tu thiền từ còn là một thiếu nữ trẻ cho đến nay. Hy sinh nhiều thứ ở đời, chẳng nhẽ lại tu kiểu nữa nạc nữa mỡ cho uổng một kiếp người sao?!  Làm bậy thì tui cũng dự phần như ai, mà còn thấy rất dễ dàng không cần phải suy nghĩ hơn thiệt. Còn bây giờ muốn làm thiện thì tui lại chần chờ, so đo, tính toán có phải vô lý quá không?!

Những câu hỏi trên đã giúp tui qua nhiều cơn thử thách thập tử nhất sinh. Tại sao tui nói thập tử nhất sinh vì có chết chóc gì đâu mà lại nói vậy?! Nhưng mà có đó, chết cái tâm trần, sống cái tâm đạo.  Mỗi một lần tâm trần chết đi thì một lần tui oằn oại, đau đớn.  Người ta nghe tui nói vậy thì hỏi tui rằng:

- Nói vậy tu hành thấy ớn quá ai muốn tu?

Vậy chớ Ngài Huệ Khả còn dám chặt đứt cánh tay để cầu đạo và biết bao nhiêu gương sáng đã để lại từ thời xa xưa cho chúng ta thấy đâu có phải dể ăn đâu!!

Sau ngày tui ngừng không muốn vay nợ nữa thì cũng là ngày tui tự lực cánh sinh, tự tu tự tiến, tự dấn thân trên con đường chư Tổ bước. Cho nên tui có bài thơ như sau:

Trên có Thầy
Dưới có bạn
Ơn Thầy ta trả
Nghĩa bạn ta đền
Ơn trả không phải thường cung kính
Trả là hằng thực hành
Nghĩa không đền bằng lời nói
Ðền bằng gương sáng thường lau
Trên có Thầy
Dưới có bạn
Ơn đền, nghĩa trả
Tự nhiên vô sở cầu.


Sau này Ðại sư huynh của tui khi còn tại thế đã họa một bài thơ khác như vầy:

Ðường xưa chư tổ bước,
Tìm dấu quyết đi theo,
Tu thân rồi lập đức,
Lối mòn nhưng … cheo leo,
Nhất tâm lội suối trèo đèo,
Chiếc thân ảo giả, bọt bèo xá chi,
Lời vàng khắc cốt thường ghi,
Chặn rào sắt thép, vẫn đi không ngừng,
Dời non, lấp biển phá rừng,
Ðốt cho lửa Ðạo sáng bừng nội tâm.
Ơn sâu, nghĩa nặng,
To nhỏ, thì thầm …
Lấy oan nghiệt, mở toang cửa Ðạo,
Xé áo tràng tâm kính hằng lau,
Thấy phản chiếu dấu chân Tiên Thánh,
Sóng trước vun nền cho sóng sau.
Gương trong trao một tấm,
Người cũ nay còn đâu,
Ðã ơn đền, nghĩa trả,
Tự nhiên vô sở cầu.


PHB

Mối tình đạo

December 8, 2008

Sau mấy tháng chu du khắp nơi, tui trở về Thiền viện để thấy rằng trong lúc tui không có mặt thì Ðại sư huynh của tui đã bị truất phế chức quản gia và Nhị sư huynh là người thay thế.

Ðại sư huynh vốn lúc còn tại gia là một thương gia giàu có, của chìm của nổi lên đến cả triệu dollars Mỹ. Vì chuyện gia đình gãy đổ mà đâm ra chán đời tầm đạo, buông bỏ hết sự nghiệp lại cho vợ con, ra đi không một xu dính túi lên Thiền viện. Nguyện rằng không nói được lời chơn lý không xuống núi.

Nhị sư huynh thì lại không phải là một tu sinh trên Thiền viện, chỉ là một người bạn thiền ở tại gia với mẹ nhưng vì thế đồ trên Thiền viện có chút đổi thay nên tình nguyện giữ chức quản gia trong lúc đó. Ðại nguyện của Nhị sư huynh cũng không nhỏ, nguyện trường chay diệt dục.

Còn tui thì cũng ly gia cắt ái với đại nguyện trở thành một con người mới toàn thiện. Ngoài ra mỗi một tu sinh là một đại nguyện, tui chỉ kể lại ba anh em tụi tui thôi vì sau này tụi tui đã cùng đi với nhau hết đoạn đường còn lại của một đời người.

Vì có máu gian thương mới làm nên sự nghiệp to lớn cho nên Ðại sư huynh vẫn còn tánh cũ muốn tự trị trên Thiền viện, không lệ thuộc ban chấp hành dưới núi. Mọi tiền bạc cũng như tổ chức trong tu viện đều phải do Ðại sư huynh toàn quyền quyết định.  Nhưng ý người không qua ý Trời cho nên, thủ đọan mới manh nha đã bị dập tắt bởi có sự nhúng tay của Thầy tui. Thế là nhờ vậy Ðại sư huynh có thể chuyên tâm tu hành thay vì tranh chấp vô lý.

Nhị sư huynh lên thay thế thì lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì bị gọi là “gián điệp”!. Tất cả tu sinh trên Thiền viện có vẽ e ngại không gần gũi.  Tánh Nhị sư huynh dễ dãi, lại hiền lành nên không bao lâu cũng được mọi người ưu ái.  Trong đó có cả Ðại sư huynh cũng như cá nhân tui, ba anh em tụi tui rất tâm đầu ý hợp, ngồi cả buổi đàm đạo, nhiều khi nói về tình yêu một cách rất tự nhiên không coi là một sự việc đáng ghê sợ cho người tu hành.  Tụi tui bị gọi là nhóm người đi lạc đường, nhưng mà ba anh em tụi tui lúc đó chỉ cười và không màng đến những lời chỉ trích.

Không bao lâu, tình cảm của tui và Nhị sư huynh nảy sanh.  Mối tình của tụi tui có thể gọi là tình đạo hơn là tình trai gái thường tình.  Chính Nhị sư huynh cũng không biết hay không dám có tình ý gì với tui, nhưng mà tui thì đã rất thương yêu Nhị sư huynh.  Có một ngày nọ, tui gặp riêng Nhị sư huynh và thố lộ rằng:

- Muội yêu huynh.  Muội nói vậy, huynh không yêu lại cũng không sao, muội chỉ sống thật với lòng mình, nếu cứ dấu trong lòng thì muội sẽ cảm thấy bực bội lắm. Từ ngày muội tiếp điển theo Thâỳ làm việc, cái gì mờ ám trong lòng muội phải nói ra, nếu không nói ra muội đã vô hình chung nuôi dưỡng sự tăm tối, sai trái.  Còn bây giờ muội nói ra, muội thấy tình yêu không có gì tội lỗi, chỉ có sống không thật tâm với chính mình và người mới là có tội mà thôi.

Nhị sư huynh lúc đó tái mặt, sợ hãi. Vì lời nguyện “trường chay diệt dục” và lại rất kính nể tui nên lấp bấp nói rằng:

- Huynh không dám nghĩ tới đó đâu.

Sau đó giả lã vài câu thì mỗi người lại đi làm việc của mình. Phần tui, thấy rất thoải mái nhẹ nhàng, cũng không thấy buồn hay khổ sở khi Nhị sư huynh không đáp lại tình cảm của mình.  Tui nghĩ tình yêu không điều kiện mới là tình thật có gì đâu mà buồn.  Còn Nhị sư huynh thì sau này tui biết được rất phân vân và khắc khoải. Trách nhiệm một quản gia, lời nguyện của một người tu và tình cảm của chính mình không biết phải làm gì cho đúng.

Hạ sơn

December 10, 2008
Con người ta đến đây cũng một mình khi ra đi cũng một mình, tui nghe nói câu này thường lắm nhưng mà tui không có thấm ý nhiều, có lúc còn nghĩ làm gì mà một mình, tui có cả trăm, ngàn người bạn đồng thiền, thương nhau như ruột thịt có bao giờ mà phải gọi là đi một mình.  Có chết chắc cũng có bạn bè đón mình rồi có gì mà lo. Ấy vậy mà người ta nói đúng phóc mới đau chứ!

Ở đời mình thấy cô đơn vì chồng con, gia đình không hiểu mình còn vô trong đạo mình có Thầy, bạn đồng chí hướng có ai hạnh phúc bằng không?! Tui cứ tưởng không bao giờ tui sẽ mất đi được những mối quan hệ vô giá đó nhưng mà chỉ trong nháy mắt tui chỉ còn lại có tui.

Nhớ lại lời Thầy tui nói với tui trước khi tui đi về Thiền viện:

- Sau này chỉ có người hiền mới chơi với con, còn người dữ nó tránh xa con ra.

Lúc nghe vậy tui hân hoan nghĩ rằng:

- Ồ! vậy mình có cả trăm, ngàn người bạn cơ mà.

Tui luôn luôn hảnh diện với bà chị ruột của tui là tui rất nhiều bạn còn chị ấy thì cu ky chỉ có chồng vời con, buồn quá! tội nghiệp quá!

Ai có ngờ đâu chỉ vì một chữ YÊU mà tui từ một cô Tiên trở thành Ma thành Quỹ. Những người bạn khi xưa xa lánh, coi như tui ghẽ lở không dám ngồi gần.  Thầy tui thì cũng không tha, nói tui là con quỹ dâm dục. Giúp cho sự phê phán và chia rẽ càng nặng nề hơn nữa. Nhưng mà nhờ tui hiểu cho nên tui chỉ biết thầm cám ơn các bạn của tui và nhất là Thầy tui, nếu không cho tui học bài này thì làm gì tui biết đạo ở trong mình không phải đi tìm đâu xa, không phải cần có bè có lũ mới tu được. Toàn thiên hạ có đứng sang một bên mà mình tui chỉ lủi thủi một mình ở bên nay thì tui cũng cứ tu rốt ráo, mặc cho tiếng đời dị nghị, mặc cho thiên hạ khen chê, mặc cho Ðất Trời xoay chuyễn, mặc cho sắt thép chận rào, tui vẫn đi, vẫn tiến, vẫn một mình thay đổi cả một con người cũ của mình để trở thành toàn thiện, toàn giác.  Tui sẽ không vì bất cứ điều gì để mà gạt yêu thương sang một bên, biến đổi nó thành dị dạng ma quái rồi đội một lốt tu hành giả ảo, lấy vãi thưa mà che mắt thánh.

Ðúng vậy cũng vi` yêu thương Nhị sư huynh mà tui đã được ban chấp hành dưới núi ra lệnh phải rời khỏi Thiền viện ngay đêm đó.

Tui vui vẽ sửa soạn chiếc vali nhỏ, túi cũng không có tiền, từ giả tu viện để hạ sơn. Trong lòng chỉ giữ đem theo có mỗi 4 câu thơ này  do tui làm:

Xuất gia ta không ngại,
Phá giới ta không nghi,
Nhập thế ta không sợ,
Chỉ sợ ta không tu.

Nhị sư huynh đã lấy xe đưa tui xuống núi, một đêm đầy sương mù không thấy đường đi trước mặt một thước, nguy hiểm vô cùng có thể rơi xuống triền núi bất cứ lúc nào.

Tương lai trước mặt không nắm bắt được, một chuyến đi vô định được căn cứ trên niềm tin bất khuất.

Sau khi đưa tui đến nhà một người bạn thiền tốt bụng, Nhị sư huynh trở về núi một mình.

Thiên Chỉ

December 11, 2008

Một tuần sau, vì quên một ít đồ dùng cá nhân tui đã được một người bạn thiền đưa lên Thiền viện để lấy.

Gặp lại Nhị sư huynh tay bắt mặt mừng, Nhị sư huynh hỏi thăm thì tui nói:

- Thiền viện trong tâm chứ đâu chỉ là nơi đây, muội có đi đâu cũng phải tu thôi mà!

Hỏi đến Ðại sư huynh thì được biết đã về thăm gia đình, tuần sau trở lại.  Lấy xong đồ đạc tui sửa soạn xuống núi thì Nhị sư huynh nói:

- Huynh sẽ theo muội hạ sơn luôn.

Câu nói dứt khoát này đã thay đổi cả cuộc đời của Nhị sư huynh.  Từ một người quản gia trung tín, từ một người thiền luôn luôn chăm chỉ làm công quả và được mọi người quý trọng thương yêu trở thành một “âm binh” cho tui. Biết bao nhiêu lời đồn phóng đại nghe qua phải tức cười, nhưng tui vẫn cứ giữ tâm thanh tịnh dứt khoát không cải lại bất cứ nổi oan ức nào.  Nhớ ngày nào Thầy đã nói tui là người không bao giờ chịu sự oan uổng mà không đôi chối cho tới cùng. Thì giờ đây công án nghịch hành đầu tiên của tui là câm mồm gánh chịu mọi búa rìu dư luận, dày công tu sửa mình.

Cuối tuần Nhị sư huynh đã cùng tui đến chỗ hội họp bạn thiền để Nhị sư huynh tuyên bố công khai từ chức quản gia.  Nhị sư huynh hùng hồn đứng trên bục nhìn xuống các bạn thiền rồi cất to giọng nói:

- Tui cám ơn các bạn đã tin cậy giao cho việc quản lý Thiền viện,  nhưng đến nay tui xin từ chức đó vì lý do tui muốn đi theo tiếng gọi của tình yêu.

Nói xong tui nhìn thấy tất cả các bạn thiền đều im re hết và rồi kể từ lúc đó mọi người ngoãnh mặt làm ngơ mỗi khi tụi tui đi ngang qua họ.  Có vài người cảm cái nghĩa khí của Nhị sư huynh, dám làm, dám nói thì đến bắt tay chúc mừng.  Mặt khác cũng có người đến gặp tui chỉ thẳng vào mặt và nói:

- Có làm đĩ mười phương cũng phải chừa một phương chứ!!!

Tiếp diễn, ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ, mỗi một Ðại Hội tụi tui đi dự là mỗi lần vuốt mặt không kịp với những lời nói như dao xé thịt, những ánh mắt nhìn khi thị, những hàng ghế gần nơi tui ngồi đều được bỏ trống.  Tui lặng lẽ bước đi trong những lời sỉ nhục nặng nề, lòng không bao giờ có một chút hận thù.

Một tuần sau khi Nhị sư huynh tuyên bố theo tiếng gọi tình yêu thì tụi tui lái xe lên Thiền viện để thăm Ðại sư huynh.

Khi gặp tụi tui Ðại sư huynh mừng rở ra mặt, rủ nhau ra ngoài bờ hồ tâm sự. Ðại sư huynh nói:

- Từ ngày hai em hạ sơn, Ðại sư huynh ở trên này không còn thấy vui nữa, tu hành thấy vô vị làm sao nhưng kẹt nổi Ðại sư huynh có nguyện không nói được lời chơn lý không xuống núi, biết sao đây???

Lời than ván của Ðại sư huynh làm cho tui cũng chạnh lòng nên tui nói:

- Ðể muội bài huynh cách này nha, huynh và Nhị sư huynh viết một bài thú tội, những lỗi lầm ngày xưa phạm phải dù xấu xa cách mấy cũng kê khai ra rõ rệt, tuyên bố đắc đạo, lựa cho mình một danh Phật ngược lại với cái yếu nào của mình mà xưng ra. Xong phải nói một cách ngạo mạn để chận tất cả mọi thương yêu hay quý mến của người đọc nhằm tự chận luôn cả chính mình không được xưng danh để lợi dụng người mê tín.  Từ đó, vì mình kích động sẽ có phản động lại, ta phải gánh chịu mọi hậu quả để rửa sạch tội nghiệp từ tiền kiếp cho đến nay.  Ðây cũng là bước đầu cho hai huynh học “kiến tánh”,  thấy được sự sai lầm, nhận sai và sữa sai.  Mình đặt cho tờ khai này là “Thiên Chỉ”. Ðây là chỉ dụ của Thượng Ðế ban cho.

Rồi tui lại tiếp:

- Ðại sư huynh đã nói được lời chơn lý, nói sự thật về mình, ăn năn hối lỗi thì sự hạ sơn của Ðại sư huynh là danh chánh ngôn thuận, mở toang cửa đạo mà hiên ngang nhập thế.

Ðại sư huynh đã tìm cho mình một danh xưng ngược lại với cái tánh lưu manh, hay xạo láo của mình là:

- Trung Chính Quang Minh Phật.

Còn Nhị sư huynh với tánh tình đạo đức giả đã chọn cho mình danh xưng:

- Hòa Cảm Phật.

Hai huynh sau khi thiền đã kính cẩn ngồi cả đêm viết lại tất cả những việc làm sai trái, xong đến sáng thì gởi đi khắp nơi cho các bạn thiền.

Bản lai diện mục

December 12, 2008
Sau khi “Thiên Chỉ” bắn đi khắp nơi thì ba người tụi tui bắt đầu dấn thân học đạo trực tiếp với các bạn thiền không còn chỉ học nơi Thầy nữa.  Tụi tui học để thấy rõ mình hơn, để thực thi được những gì Thầy đã dạy tụi tui qua băng giảng, qua những lần điểm đạo.

Cũng kể từ đó tụi tui bước vào giai đoạn: “Trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật”.

Ðại sư huynh đã có viết ra một bài thơ để nói rõ hành trình tu học của tụi tui mà đến bây giờ Ðại sư huynh đã về Trời thì tui mới dó dịp ghi lại để cho hậu thế:

Bỏ đời qua đạo,
Vào cõi huyền linh,
Hướng nghịch hành, thênh thang bước tới,
Lùi lại sau, cát bụi u minh,
Lấy thiền trượng gõ vào quá khứ,
Cho im hơi lục dục thất tình,
Ðường mây trắng lâng lâng thoát tục,
Gót vân du nhẹ buổi đăng trình.
Thiền viện ở cõi tâm,
Ðạo lớn ngự trong lòng,
Không mảy may vướng viú,
Ðầy một trời thong dong,
Ðường tiến hóa xá gì sinh hay tử,
Vượt ra ngoài ngũ giới với tam quy,
Hành động nghịch để tức thời khai ngộ,
Dùng quang năng cởi trói cõi u mê,
Xuống tuệ kiếm, chém ngang sắc tướng,
Thắp tâm đăng giữ vẹn câu thề.
Chân lý ôi thuần phác,
Chân tâm chẳng cưỡng cầu,
Buông thỏng tay vào chợ,
Trong siêu thoát nhiệm mầu.
Danh khả danh,
Phi thường danh,
Vô đạo là có đạo,
Hữu đạo là vô duyên,
Pháp vốn không văn tự,
Nên giáo ngoại biệt truyền.
Cõi phù sanh diệu vợi,
Thích lý màu thần thông,
Quên bản lai diện mục,
Của chính mình là không,
Trở về trong chốn bụi hồng,
Ðội trời, đạp đất mà lòng chân như.
Ðại trượng phu hề,
Ðại trượng phu,
Ôm chí lớn,
Viễn ly điên đảo,
Mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.
Tu không ngừng không nghỉ,
Hào khí phá lao lung,
Thấy mình sai mãi mãi,
Giải thoát đến vô cùng …


PHB

Cảm nghỉ của một người đọc

December 19, 2008
Dầu cảm nhận hay không, hầu hết chúng ta đều tin rằng có cõi vô hình. Ðó là cảnh giới của tâm linh, của phần hồn đời đời bất diệt. Kiếp nhân sinh vô cùng ngắn ngủi, nhưng lại chứa đựng muôn vàn thử nghiệm để điêu luyện tâm linh tiến hóa.Tất cả mọi pháp tu luyện đều có những giới hạn trình độ của nó.Hành giả muốn vượt thoát lên một trình độ cao hơn đều phải có đủ hùng tâm, dũng lực để phá vỡ cái cực hạn của mình, chết đi cái trình độ hiện tại, con người hiện tại, tái sinh vào cảnh giới mới, con người mới, để tiếp tục con đường tiến hóa đến vô cùng. Ðó là hành trình của tác giả đã, đang và sẽ đi.

Ngày nào đó trả lại xác thân này cho đất, có phải chúng ta sẽ bắt đầu thực chứng cõi vô hình?!
Có những người sống với cõi vô hình ngay khi còn sống. Tác giả là một trong số này.

Truyện viết bình dị, mộc mạc, gần gủi với đời sống hiện thực hàng ngày, nhưng chứa đựng một nội dung thâm thúy, cao sâu. Có những sự việc vô cùng giản dị, tầm thường trong đời sống chúng ta, không ngờ đó lại là chiếc chìa khóa để đạp tung cánh cửa huyền vi mà đi vào pháp giới.

Giải thoát phải chăng chỉ là sống trọn vẹn, sống thật thà, sống công khai, sống trách nhiệm với mình, với ngươì!

Tôi đã khóc,  đã cười, đã khổ đau, đã hạnh phúc khi đọc truyện này.Vì tác giả đã gửi trọn vẹn tâm tình mình trong đó để thiết tha mời gọi mọi người cùng đọc, cùng đi, cùng sống ….

PVK

Ðạo Lớn

January 19, 2009

Bất cứ làm việc gì thì cũng có cái giá phải trả của nó. Tụi tui dấn thân vào cõi vô hình của cái Tâm, mỗi bước chân đi là mỗi lần khám phá điều hay, điều dở của chính mình.  Ai có ngờ đâu đạo lớn nằm trong con người, nó đơn giản và siêu diệu làm sao!  Một cơn mê ngủ dài lê thê khi tỉnh giấc thấy mình chỉ là một hạt bụi trong càn khôn này mà lúc mình u minh thì lại cứ tưởng ta là cái rốn của vũ trụ, chẳng ai bằng ta và chỉ có ta mới đúng.  Cái giá phải trả của thức tâm là sự oằn oại của phàm tánh, bao nhiêu lời lẽ hay ho, mạch lạc để bào chửa cho tất cả việc sai trái mình đã làm đều được đưa ra như một cách cố ý bóp méo sự thật và khỏa lấp đi cái sự đổ vở tan tành của những gì mình tin tưởng lúc trước.  Và rồi cái sự lạnh lùng dứt khoát của cái Tâm cũng không kém phần ghê rợn.  Khi ánh sáng tràn đến thì bóng tối tự nó tan rã không có thời gian để lý luận nhiều lời.

Sau đây là một bài thơ của Ðại sư huynh viết để tự dậy mình:

Hoa đào xuân đến, hồng đôi má,
Tiễn biệt thu đi, rụng lá vàng,
Tuyết xuống trong mùa đông lạnh giá,
Như người thiếu phụ quấn khăn tang,
Sinh ký, tử quy,
Lệ đổ hàng hàng …
Càn khôn vận chuyển,
Rồi xuân lại sang,
Cô miên giấc điệp mơ màng,
Tái sinh thành nụ, điểm trang ánh hồng,
Sanh sanh, hóa hóa, bềnh bồng,
Quán thông một lý, là lòng chân như,
Bổ bất túc, tổn hữu dư,
Ngọn tâm đăng sáng, khư khư giữ gìn.
Biết bao đời, bao kiếp,
Vọng ngoại và u minh,
Có ngờ đâu đạo lớn,
Lại nằm ngay trong mình,
Thấy sai, là mật khuyết,
Nên thường hằng quân bình,
Liều thân vào cửa tử,
Ðể tâm ra cửa sinh,
Chịu cho địa ngục hành hình,
Con đường giải thoát đăng trình thăng hoa.


PHB

Từ Biệt

January 21, 2009
Cái cỏi tâm nói sao cho hết, nó biến đổi không lường. Mình biết được đường đi nước bước nhưng mà mấy ai muốn đi cùng cho nên tất cả cũng do duyên mà thôi.  Ðoạn đường dài cứ lầm lủi đi bước tới thì rồi có ngày cũng đến nơi.  Mấy anh em cùng đi với nhau, cùng chịu nhiều đắng cay, cùng hưởng những thành quả của việc tu hành bất thối chuyển.  Nhưng rồi khi xong việc thì phải có sự chia tay theo đúng luật tiến hoá mà thôi.

Ðến đây tui muốn kể chuyện Ðại sư huynh từ giả cõi đời này để dấn thân vào cõi vô hình bên kia thế giới.

Chuyến ra đi này của đại sư huynh không như mơ tưởng, người ta nghĩ khi đã tu thì ngày từ giả cõi đời sẽ là ngồi tham thiền rồi bỏ xác một cách thoải mái. Sự thật thì đại sư huynh đã mang căn bệnh ung thư phổi cũng do nhiều năm tháng hút thuốc, khi từ bỏ thì đã quá trể. Sáu tháng oằn oại với cơn đau, đại sư huynh đã không một ngày bỏ niệm Phật và thiền.  Ðại sư huynh cũng đã tự lo cho mình có một đám tang không phải nhờ đến con cái hay bạn bè. Từ bức di ảnh cho đến nhà quàng.  Trước khi mất, đại sư huynh còn gọi điện thoại cho Thầy để từ giả:

- Con đi về trước nha Thầy, Thầy ở lại bảo trọng sức khỏe.  Con mang bệnh ngặt nghèo này cũng do con phá hoại cơ thể mình nên ngày hôm nay được trả quả con thấy mãn nguyện rồi, không than oán cũng không có gì thắc mắc.

Thầy nghe đại sư huynh nói vậy thì Thầy lớn tiếng đáp lại:

- Con hãy dũng mãnh mà đi, không có gì trở ngại nữa.

Thế là sau đó đại sư huynh mua ít trái cây cúng Thần chết để nhờ Người đến đón cho đúng ngày mà đại sư huynh muốn đi.  Kể từ hôm đó đại sư huynh nhịn ăn, nhịn cả uống để dọn mình cho chuyến đi cuối cùng của đời người.

Ðại sư huynh nhờ tui gởi thư từ biệt đăng trên báo của Hội, chào các bạn thiền và xin đừng hướng tâm cầu nguyện cho đại sư huynh vì huynh đã biết đường tự đi về Trời.

Ngày tang lễ, chỉ có nhị sư huynh, tui và một huynh nữa đi đưa tiển.  Tui có làm bài thơ đến phúng đại sư huynh như sau:

Vinh Quang

Mười lăm năm ròng rã,
Nghe chửi làm câu kinh,
Tiếng rủa thay tiếng mỏ,
Anh thấy hận cả em.

Mười lăm năm vật vã,
Oan khiên ngất Trời xanh,
Thị phi tràn khắp nẽo,
Anh vẫn cùng em đi.

Mười lăm năm nợ trả,
Ăn xin từng hạt gạo,
Anh chan cơm nước mắt,
Túng thiếu nhưng vẫn qua.

Mười lăm năm hối hả,
Em kéo rồi em lôi,
Anh bò lên từng nấc,
Lột bỏ cái thằng TA.

Mười lăm năm trôi qua,
Trên giường bệnh hấp hối,
Anh nhắc lại em nghe,
Bốn câu thơ anh làm:

“Thần tử không còn khố,
Mặc dầu trong tiết đông,
Uy nghi quỳ đãnh lễ,
Dâng lên: bàn tay KHÔNG”.

Dâng lên đi anh nhé,
Bằng chứng tu về KHÔNG,
Không còn nuôi bản ngã,
Kiến tánh hòa hư không.

Bao năm dài khổ nhục,
Ngày VINH QUANG đã đến,
Trở về ngôi vị cũ,
Trung Chánh Quang Minh Phật.


NM cẩn đề
1:00 sáng, ngày 26 tháng 2 năm 2002

Ghi chú: Trùng hợp là nhà quàng anh PHB cùng một chỗ với Thầy 7 năm sau tại Montreal. Cũng cùng một phòng, nhưng anh B chỉ mướn được 1/3 phòng thôi.

 

 



.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 5
C-STAT