Duck hunt
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện phật giáo
Chương 6 - 10

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh

Tìm Phật sẽ thấy Ma.
Học Phật thành Phật.
Bỏ Phật thì gặp Ma.
Thấy Ma rõ ta là Phật.
Ma đó, Phật đó.
Phật đó, Ma đó.
Vô cùng vô tận.
Thấy đó mất đó.
Không bỏ, không giữ.
Thanh tịnh thường hằng.
Thành Phật tức khắc.

NM

Luận
Ma và Phật ở đây là tánh Ma và tánh Phật trong mình. Rõ hơn, trạng thái quân bình thanh tịnh là Phật tánh; ngược lại, động loạn bất an là Ma tánh mà thôi. Hai trạng thái nầy hiện diện liên tục trong ta và ngoài ta. Nghịch cảnh hay cám dỗ xẩy đến, ta liền bị lôi cuốn theo với một loại dục vọng hay tình cảm tương ứng nào đó. Thế là con ma lục dục thất tình đã hình thành ngay trong ta. Xa lánh hay tiêu diệt nó thì nó lại bành trướng hoặc biến dạng phức tạp hơn. Ngừng lại để bình tâm nhìn thấy và chấp nhận cái tánh đó của mình thì tự nó lắng yên và trở lại quân bình.  Ðó là cái mấu chốt của Ðạo! chỉ đem sự sáng suốt để nhìn nhận sự tăm tối của mình mà thôi. Cái ý niệm muốn tiêu diệt sự tăm tối đã là mầm mống của chiến tranh và động loạn rồi.
Ma tánh và Phật tánh, động và tịnh, chánh và tà thay nhau tiếp diễn, hòa lẫn nhau không ngưng như tối và sáng, ngày và đêm. Không mong cầu ôm giữ cái chánh thì hà cớ phải bận tâm kỳ thị diệt bỏ cái tà?!
Lòng người phức tạp đảo điên nên thật khó mà chấp nhận những điều đơn giản. Chỉ cần nhận chơn được cái Ma tánh của mình để tự lập quân bình ngay mỗi lúc. Thường quân bình thì đã tự đưa ta đến bờ mê mé bên kia, đâu phải nhọc lòng chư Phật, chư Tổ nữa ru?!?!?!
PVK

Truyện
Cư sĩ Thanh Tu rất thích về thần thông. Chuyện gì dẫu đơn giản cách mấy, cũng có thể biến nó ra huyền ảo và phức tạp. Các đồng môn tặng cho biệt danh là Minh Linh (con nhện). Minh cũng có nghĩa là tối mờ mờ, ảo ảo không tối thui như u minh. Linh là kỳ diệu huyễn hoặc, ẩn hiện ảo hóa khôn lường. Thật vậy, hạnh phúc của cư sĩ thường được cột trói trong cái màng tơ đa niệm của chính mình giăng ra. Dò sông dò biển dễ hơn tìm hiểu tánh tình của họ Dương. Thích tu về thanh giới mà cứ thầm lén đọc truyện Liêu Trai. Bình thường tướng pháp rất đoan trang. Thấy nữ giới diễm kiều, lập tức tà dâm ngùn ngụt bốc cháy mờ mịt. Những lúc này Thanh Tu phải đi vào hậu trường nhường vai cho Minh Linh đóng.
Một bữa Hà Tiên phu nhân bồng con đến gặp Thiền sư Tâm Không. Nước mắt ngắn dài. Mới hay cư sĩ bị ma nhập. Tự xuống tóc cạo nhằm chỗ phạm, máu me đầm đìa. Bệnh nằm rên rỉ trên giường. Tà khí ở ngoài … giao duyên với bên trong. Họ Dương trong trạng thái minh linh, nằm thở khò khè. Hiền nội quỳ bên giường khóc lóc, nhắm mắt chắp tay khấn nguyện thầm:
- Cắn rơm cắn cỏ, trăm lậy mớ bái xin hồn cô bóng cậu tha cho tướng công con. Muốn gì con sẽ hàng ngày cúng quẩy.
Thiền sư châm cứu. Dùng y đức làm thần để trợ, bắt cư sĩ thở pháp luân. Lúc đầu thoi thóp, từ từ mạnh dần. Tự trục để tự cứu. Khôi phục lại quân bình. Gia đạo yên vui.
Thiền sư đi khỏi vài bữa, ý lực phản tỉnh yếu dần. Ma chướng trong ngoài dập dìu. Phu nhân tay bồng, tay dắt con cầu cứu. Xin cho phu quân tá túc trong đạo viện trị bệnh. Thiền sư nhận lời.
Sau một tuần khỏi bệnh. Hà Tiên rụt rè khe khẽ hỏi Thiền sư:
- Bạch sư phụ ra rồi?
Thiền sư ngơ ngác:
- Cái gì ra?
Phu nhân nói lí nhí như sợ có ai nghe được sẽ sanh tâm oán thù:
- Bạch … “Chư vị thiêng liêng”.
Thiền sư cười xòa:
- Thanh Tu vốn có sẵn nào phải ngoại nhập.
Từ đó cư sĩ sống rất yên vui. Hạnh phúc gia đình êm ả. Mỗi khi gặp nạn nữ sắc làm cho lửa dâm bùng cháy, sóng gió ba đào rối loạn ; thường đem câu thần chú của Thiền sư cho quay vào trong thầm đọc: Tôi là Minh Linh, chính tôi là Minh Linh, đích thị tôi là Minh Linh. Tức khắc lửa tắt, sóng yên, bệnh khỏi.
Tương truyền rằng thời bấy giờ ai cũng cho là lạ.
PHB

Chương 7

Người cũng là ta mà ta cũng là người.
Tội ta làm, người cũng làm.
Thật thà là hòa,
Công khai là Ðạo.
Phá được cái riêng,
Quy về một thức.
Pháp nói thật, nói ngay là pháp vô thượng.
Nói là nói chuyện mình,
Nói ngay là nói tội mình mà thôi.
NM

Luận
Lục dục thất tình vốn là bản năng chung của con người, chỉ khác nhau ở hình thức và thái độ bộc lộ ra mà thôi. Có người ý thức được hành động và tư tưởng của mình, có người không. Có người thẳng thắng bộc bạch ra, có người quanh co ém nhẹm đè nén nó. Chúng ta phân biệt mỗi người khác nhau theo cá tính bẩm sinh hoặc những đức hạnh tập tành điêu luyện được.
Tuy nhiên nếu thật thà với chính mình thì chúng ta phải thấy rằng cái căn gốc của lục dục thất tình vẫn còn nguyên vẹn trong ta, vì đó là khả năng sinh lý và tâm lý chung của một con người.
Vấn đề quan trọng là chúng ta có chịu chấp nhận tham, sân, si, dục …. đó là chính mình hay không mà thôi! Khi đã chấp nhận con người thật của mình với nguyên vẹn lục dục thất tình, chúng ta sẽ không còn kỳ thị mình và người khác nữa. Cái riêng tư to lớn nhất vẫn là sự cao ngạo tưởng mình tài giỏi đức hạnh hơn người khác. Cái lầm lẫn tai hại nhất là nói thẳng và thật về chuyện người ngoài để bao che giấu giếm chuyện mình.
Nói thẳng và thật về mình không phải để khoe khoang khoác lác mà đã thực sự ăn năn những tội lỗi mình đã tạo khổ cho thân tâm và chấp nhận sự phê phán của búa rìu dư luận để chuộc tội và mài dũa đi sự ngạo mạn tự ái của mình.
Con người khổ sở phấn đấu vì chất chứa quá nhiều vấn đề trong nội tâm. Khi đã chịu nhìn thấy những phiền não đó và đem ra công khai ánh sáng thì còn có vấn đền gì ở đâu nữa để mà giải tỏa?! Còn có pháp nào đáng đeo đuổi nữa để mà vun bồi túi khôn và lòng ham muốn của mình?!?!?!
PVK

Truyện
Tiểu thư Thanh Thanh, con nhà quyền quý, trâm anh, thế phiệt, lá ngọc, cành vàng. Ðược nuông chiều quá thành hư. Thường giấu truyện Tây Sương Ký hay Hồng Lâu Mộng dưới gối nằm. Hàng ngày ngồi xe song mã, dạo chơi khắp kinh thành.
Bữa kia lọt vào mắt xanh một phong lưu công tử. Tình tự hẹn hò. Làm chuyện Liêu Trai. Sau đó mắc chứng hoa liễu. Gặp oan nghiệt, thức tỉnh muốn đi tu.
Ðến thiền viện Tâm Ðạo. Truyền gia nhân khiêng kiệu hoa về. Xin quy y.  Ðược Thiền sư Tâm Không nhận làm đệ tử. Thay đổi xiêm y. Ăn mặc nâu sồng. Trước khi  chính thức hành lễ, tiểu thơ làm tờ XÁM. Thành thật khai hết tội lỗi. Tịnh tâm một thời gian để ăn năn. Ðoạn tuyệt với quãng đời cũ.
Tới ngày thí phát, đúng giờ thìn một hồi chuông đổ ngân nga. Các đồng môn nghiêm chỉnh tuần tự vào chánh điện. Tọa trên các bồ đoàn. Thiền sư mặc lễ phục, cầm thiền trượng đứng. Thanh Thanh quỳ đọc tờ XÁM. Mặt mày tái mét, cắt không còn hột máu. Hai tay run rẩy, giọng lạc hẳn đi. Chấm dứt bài, phủ phục ba lạy tạ tội. Xong, đứng chết trân. Cảm thấy như đi vào địa ngục, chịu hành hình. Cử tọa im phăng phắc. Thiền sư lên tòa giảng. Ban đạo từ:
- Lành thay, phần hồn đã thức tỉnh. Tự đàn hạch, ân hận về những lỗi lầm đã làm. Trở về trách nhiệm Tiểu Thiên Quốc của mình. Từ nay tờ XÁM nên gọi là THIÊN CHỈ. Pháp danh của con là Diệu Thanh.
Tan lễ, thiền viện đãi tiệc chay. Diệu Thanh cùng đám thiền sinh trẻ hầu bàn.  Tựa như cải tử hoàn sinh. Gặp ai cũng vui vẻ nói cười. Trong đám thực khách có Hà Tiên phu nhân. Phong cách đoan trang. Nương nương ném con mắt khinh thị về phía Diệu Thanh, nghĩ thầm:
-Ðúng là đồ trắc nết. Thật xấu hổ. Uế tạp chốn trang nghiêm.
Chợt một nam tu sinh trẻ tuổi chạy đến. Dung mạo tuấn tú, khôi ngô. Chỗ quen biết trước. Vừa mời trà vừa nịnh:
- Cách đã lâu không gặp. Nương nương càng ngày càng trẻ và đẹp ra.
Phu nhân cả đẹp lòng. Cười tươi như hoa. Kín đáo vuốt lọn tóc mai, sửa lại cây trâm cài cho thêm phần duyên dáng.
PHB

Chương 8

Thật thà là chơn tâm hiện.
Càng minh thì càng thấy.
Thấy gì?
Thấy: nhờ bùn sen mọc,
Nhờ tánh mới thấy tâm.
Cho nên tánh Phật vô nhiễm.
Sao gọi là tánh xấu?
Xấu do tâm người xấu.
Sao gọi là tánh tốt?
Tốt do tâm người phát.
Nguyên thủy tánh vẫn vậy.
Tâm thời vô nhiễm.
Phật tánh hiển lộ.
Tâm tánh đều đồng.

NM

Luận
Chơn lý chẳng qua chỉ là sự thật. Sự thật của chính mình! Người tầm đạo giải thoát chẳng cầu thấy Phật, thấy Tiên mà chỉ cầu thấy được mình mà thôi.
Thấy chính mình là nhìn nhận sự bất toàn, sai sót, tội lỗi của mình để có cơ hội thực hiện tốt đẹp hơn, đưa mình trở về trạnh thái quân bình trung đạo. Người chỉ thấy mình luôn hợp lý, hay ho, tài giỏi là vun bồi sự cống cao ngã mạn và chối bỏ sự tiến hóa tâm linh rồi. Không có bùn thì chẳng có sen, không có phiền não thì cũng chẳng có bồ đề. Cùng là dục tánh nhưng phát triển trong sự mưu mô, lường gạt, đen tối đầy mặc cảm thì là Ma tánh; còn bộc lộ thẳng thắng công khai, minh bạch thì đó là tình thương yêu trong sáng hay Phật tánh mà thôi.
Lục dục thất tình vốn nó không xấu không tốt. Chính cái hình thức và thái độ biểu lộ nó qua chúng ta làm nó trở thành tốt hay xấu mà thôi. Khi ánh sáng mặt trời chiếu cho mây tan gió lặng thì sóng tự lắng hòa vào biển cả đại đương. Cũng vậy, khi chúng ta dùng sự sáng suốt để thấy được những bất toàn sai sót của mình thì sóng phiền não tự lắng yên vào biển tâm thanh tịnh. Khi ấy còn có điều gì đáng để phân biệt tâm và tánh nữa đâu.
PVK

Truyện
Nương nương họ Mạch. Bà thân mẫu trước khi sanh nằm mộng thấy hoa sen, bèn đặt tên là Liên Nha. Nên duyên cầm sắt với cư sĩ họ Dương. Cùng với phu quân đồng tu. Lấy pháp danh là Hà Tiên.
Bản chất cần kiệm. Quán xuyến gia cang. Một sợi tơ, sợi tóc chẳng hề hoang phí. Khéo gìn giữ công, dung, ngôn, hạnh. Ai cũng khen là tứ đức vẹn toàn.
Bữa nọ lên đạo viện thăm thiền sư Tâm Không. Cư sĩ lén nhìn trộm Diệu Thanh. Nương nương bắt quả tang. Hơi châu khóe hạnh, nhưng cố giữ cho tự nhiên. A hoàn đã sữa soạn xong mâm trái cây dâng hương. Thấy hơi nhiều xót ruột, nương nương khe khẽ rầy rà:
- Lễ Phật là tại tâm, đâu cần mấy thứ này.
Từ đó lên đạo viện, không mua bán gì cả. Chỉ mang … tâm theo để cúng dường tam bảo.
Ngày kia, cư sĩ chịu hết nổi sự quản thúc. Gia đình xào xáo. Cơm, canh chẳng lành ngọt. Giềng mối phu phụ muốn rạn nứt. Sư nói sư nghe, vãi nói vãi hay. Bất phân thắng bại.
Thiền sư Tâm Không hóa giải. Cuộc nội chiến tại gia tạm yên. Nhiều lần như vậy, nương nương thức tỉnh. Tự thấy mình cũng có hơi … quá đáng. Dần dần nhẹ tay. Chồng con được nhờ. Tâm tánh cởi mở hơn trước.  Gia đạo yên vui.
Bỗng một hôm ngày thường, nương nương đi lễ. Ba con a hoàn lễ mẽ xách nhiều giỏ cam, lê, bưởi đủ loại theo sau. Thiền sinh túa ra kinh ngạc. Không Ái chạy vội lên mở cửa chánh điện. Diệu Thanh lật đật chuẩn bị bàn thờ. Thông Luận chắp hai tay, cúi đầu chào:
- Mô Phật! Quả là lượng công đức tâm cao dầy.
Nương nương thật thà nói:
- Ðêm qua giông bão, vườn nhà trái cây rụng nhiều quá!
PHB
Chương 9

Vay pháp, trả pháp
Ai hỏi trả lời
Vay pháp, đắc pháp
Ai hỏi chỉ cười
Trả pháp, không còn pháp
Ai hỏi nín thinh
Vay pháp, trả pháp
Nói cười như không.
NM

Luận
Ðến đây là bốn giai đoạn nói về những người đã thực sự bước chân vào con đường tu học sửa mình.
Pháp ở đây là Ðạo hay là con đường tu tập mà ta đã thọ lãnh và hành trì thì nên chia sẽ lại khi có ngươì hỏi đến. Kế tiếp, khi đã đắc pháp, tức là có pháp trong tâm, thấy mình và hiểu mình trong mỗi phút giây giao tiếp với đời sống, thì cũng hiểu luôn được người đối diện. Tuy nhiên, người đời đa phần vốn hiếu kỳ, chỉ muốn tìm hiểu để thỏa mãn túi khôn, để so sánh phân loại trình độ tu chứng của người khác. Trường hợp này, người hiểu đạo chỉ cười mà không nói, vì không muốn hơn thua lý luận, khoe khoang cái tôi của mình, cái đạo của mình vì lợi danh, độc tài muốn khuất phục đối phương. Thật ra, khi đã vào trung đạo rồi thì có gì không là đạo, một nụ cười cũng đủ diễn tả sự an lạc nội tâm. Ðây cũng là hành động của Ca Diếp khi thấy Phật đưa cành hoa sen lên. Thể nhập với đời sống để hòa vui cùng  bông hoa thì còn có gì sở cầu thêm nữa để mà phải trình làng cái túi khôn thừa thãi trong trí của mình.
Cái quân bình của trung đạo là quán thông nhân quả, thuận theo luật vay trả trong lẽ tự nhiên. Không còn một manh múm nào của cái tôi thích được đời thông cảm, yêu thương, trọng vọng, thì hà cớ phải trả lời, phải thỏa mãn những câu hỏi dư thừa, vô ích của thế nhân, nên đôi lúc làm ngu không nói gì vẫn là tốt hơn cả. Tuy nhiên, cái lầm lẫn vì cao ngạo của một số người tu là tưởng mình đã đứng ra ngoài nhân quả, không còn dính tới chuyện vay trả của cuộc đời. Thật ra, vay trả vốn là luật của đạo, của đời sống.
Do đó, cuối cùng ra, nói đạo, cười hoặc nín thinh đều là những hành động trả pháp tùy duyên, phục vụ trọn vẹn đời sống nhưng tâm không vương mắc một mảy may tranh chấp nào của dòng đời động loạn.
PVK

Truyện
Trong đám đệ tử của thiền sư Tâm Không, Vô Lực lớn tuổi nhất. Uyên thâm kinh điển. Súc tích lý đạo. Ðoạn trường đã qua nhiều cầu. Dễ cảm thông. Thường muốn giác tha, lợi nhân.
Một bữa sư phụ vân du. Vô Lực giữ thiền viện. Khoảng giờ ngọ, có khách đến tham vấn. Phong cách ảm đạm, u uất. Tự xưng là cư sĩ Lâm Bất Khai. Vốn bặt thiệp, sư huynh mở lời trước:
- Tiên sinh chắc có chuyện buồn?
Khách tâm sự tình huống gia cang. Ðôi lúc sụt sùi nhỏ lệ. Vô Lực động lòng trắc ẩn. Ðem đạo ra dẫn giải, an ủi:
- Cuộc đời phù du, bóng câu qua cửa. Tấm thân tứ đại, nay còn mai mất. Tất cả đều huyễn hoặc. Cớ chi buồn lẽ vô thường!
Bất Khai trầm ngâm, gượng gạo gật đầu. Sư huynh cả đẹp lòng vì toa thuốc của mình có vẻ kiến hiệu. Cao hứng bầy cuộc trà đối ẩm. Cùng nhau tranh luận về Ðạo. Tới đâu Vô Lực cũng ăn trùm hết. Không nhường họ Lâm nữa bước. Ðuối lý cư sĩ đầu hàng:
- Xin chịu thua sư huynh. Thật là quán thông kim cổ.
Ðược đà Vô Lực nối hơi, bước sang các lẽ cao siêu, huyền diệu. Chứng tỏ khả năng lậu tận thông. Ðến đây việc bào chế không còn giới hạn nữa ….
Màn đêm đã xuống từ lâu. Khách bắt đầu thấm mệt. Ðưa tay che miệng ngáp. Ðang loay hoay tìm cách thoát lui. Sư huynh triền miên thuyết giảng. Vốn liếng có bao nhiều dược liệu, đem kê toa hết. Cư sĩ đói và ngộ thuốc nên bị hoa mắt, nhức đầu. Lấy hết can đảm ngắt lời Vô Lực, xin tạ từ.
Sư huynh tiễn chân khách ra tới cửa tam quan. Không ngừng bồi dưỡng thêm những chân lý cao nhất mà mình mới thu nhập được.
Cư sĩ lảo đảo ra về. Toàn thân rũ liệt. Bao nhiều lý đạo rơi rụng hết. Chỉ còn trơ lại một nỗi u uất buồn.
PHB

Chương 10


Liên Hoa Diệu Pháp là bửu kinh không chữ
Viết thật nhiều
Chơn lý thật cao siêu
Thấy có đó nhưng lại là không
Càng suy nghĩ càng thêm mù tịt
Bỏ lý
Hiểu ý
Bỏ ý về không
Không rồi làm sao nữa?
Không rồi lại có
Có rồi lại không
Có không, không có
Nói bậy, nói bạ
Kết thúc quyển kinh
Ai hiểu càng tốt
không hiểu ráng chịu
Chơn lý vẫn tròn.
NM

Luận
Tất cả kinh, luận, truyện ở đây và từ xa xưa đều không phải là chơn lý! Ðó chỉ là phương tiện để thức tâm người đọc. Sự thức tâm đó mới là chơn lý. Sự thức tâm đó mới là bửu kinh vô tự, là sự sáng suốt của người chịu nhìn thấy chính mình.
Con người thật của mình vốn bất toàn và sai xót. Vì chối bỏ nó nên ta cứ mãi trầm luân hoặc phủ lên ta cái áo đạo đức tu học rồi tự giam mình trong một thiên dường giả ảo nào đó. Cái đẹp quí của bông sen vốn sinh ra từ bùn. Chơn lý hay bửu kinh vô tự của mỗi chúng ta vốn cũng có sẳn nơi tự tánh. Chạy theo văn tự để nhớ, để hiểu chỉ giải quyết được lòng tham lam của trí chứ không giải thoát được tâm. Tâm giải thoát vốn nó là không, cái không sáng suốt như một tấm gương. Nó sẽ có khi nhận lấy những đối ảnh, đối vật của cuộc đời. Nhưng khi ảnh, vật đi rồi thì tâm lại hoàn không. Luật có không, không có nầy vốn không phải là lý thuyết để hiểu, cũng không là ý niệm để gìn giữ trong đầu. Ðó là cái thức của người chịu thấy chính mình, thấy được tôi và người là một, không khác. Những bất toàn, sai xót của tôi và người cũng một thể như nhau.
Quyển kinh còn nói lên sự khiếm khuyết của nó là tự nhận nói bậy, nói bạ để trả người đọc về lại với chính họ, thấy mình và kinh không khác. Chơn lý vốn tròn ngay chỗ cái khuyết, vốn đầy ngay chỗ cái thiếu của chính nó mà thôi.
PVK

Thơ
Trong đáy sâu tiềm thức,
Bừng sáng nẻo u minh,
Hồi quang cho nội tỉnh,
Là vô tự chân kinh.
Tụng ngay vào tự tánh,
Hiện ra thực tướng mình,
Còn nguyên lục dục, thất tình,
Tâm minh trong sáng, chiếu hình phù du,
Luân hồi chuyển kiếp thiên thu,
Lạc trong rừng chữ, duyên tu ngỡ ngàng.
Hỏa thiêu tàng kinh các,
Bặt hết lý về không,
Chuyển thần lực xóa mờ ký ức,
Ðưa tâm linh giải thoát phiêu bồng,
Phá khung, tháo cũi, sổ lòng,
Trăm sông vào biển đại đồng nhất nguyên.
Càn khôn đồng một lý,
Nên tụ rồi lại tan,
Mưa rơi nước chảy trên ngàn,
Ðể cho con suối lại tràn vào sông.
Diệu không thành diệu hữu,
Khổ não hóa bồ đề,
Cõi đời mê chấp lê thê,
Nên dòng lý luận đi về, ngẩn ngơ,
Con tầm kéo kén, nhả tơ,
Lại thành văn tự, lời thơ dông dài.
PHB

 



.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 10
C-STAT