Snack's 1967
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện tâm linh

NGƯỜI ÐẸP VÀ Ả NỮ TỲ XÁCH ÐÈN LỒNG

Sau mười năm đèn sách cần cù, Ðại Thông Thái Lang đã chiếm được bảng vàng để có thể làm cho chàng sau này có một địa vị khá cao trong nước.

Chàng vội vàng từ giã cái tỉnh lị nhỏ bé mà chàng ở bấy lâu để đến Yên Ðô, cái kinh thành có trăm nghìn phù hoa sa vọng mà người ta có thể hy vọng lập được sự nghiệp lẫy lừng. Những ước mơ của Ðại Thông Thái Lang thực không bờ bến: trẻ tuổi, đẹp trai, mà lại tài hoa, còn có gì ở đời này có thể cản trở được chàng?

Những người đàn bà nhan sắc nõn nà say mê cái vẻ mặt khôi ngô tuấn tú của chàng lúc nào như cũng vơ vẩn một mối buồn não ruột: cái miệng chàng mới dễ thương làm sao, nó đã làm cho biết bao nhiêu trái tim rung động và mắt chàng lúc nào cũng chói lọi sự hiên ngang, khí phách.

Chàng đến Yên Ðô để tìm bước tiến thân, nhưng ở đó, chàng đã gặp một mối tình: Ngọc Hân Nương, một cô gái ngây thơ, trong trắng như một đóa hoa đào chớm nở. Ðại Thông Thái Lang không nghĩ đến chuyện làm ăn sinh sống nữa.

Ngọc Hân là con một của một vị phú thương, được cha mẹ yêu thương cưng chiều, mà vị phú thương ấy lại coi người tình của con gái như là con trai ruột.

Sau ngày cưới, cặp uyên ương đưa nhau đi giấu hạnh phúc ở một làng hẻo lánh rất nên thơ đó là làng Hối Tử, ở ven hồ Bình Hoa thơ mộng. Trong một năm tròn, cặp vợ chồng trẻ yêu nhau quên cả tháng ngày. Nhưng, sang đến mùa xuân năm sau thì Ngọc Hân bị cảm mạo và võ vàng đi, nhan sắc nàng tàn tạ. Rồi một đêm kia, nàng bỏ chàng ở lại, để sang bên kia thế giới.

Mọi người đều tưởng Ðại Thông Thái Lang phen này bị thất tình có lẽ đến điên. Suốt ngày chàng kêu khóc và gục đầu xuống một cái áo dài hãy còn thoang thoảng hương yêu của người đàn bà bạc mệnh. Sự khổ não của chàng làm cho người ta tưởng rằng chàng yêu vợ lúc chết gấp trăm lần lúc sống. Chàng gợi những chuyện sầu thảm, não nùng đến với lòng như thể xem sự sầu thảm và não nùng nó bao la đến bực nào. Ngày ngày chàng ra ấp mộ vợ để kêu thương khóc lóc. Ngọn cỏ ở trên mồ vẫn còn chưa xanh.

Bước một, cúi đầu, cõi lòng tan nát, chàng đi ra cái hồ đựng nước phép và lấy một cái gầu múc nước, kính cẩn tưới lên trên mộ để cho người nằm bên dưới được mát mẻ linh hồn. Ðoạn, chàng khóc nức nở, cổ họng chàng như bị nghẹn; nước mắt chàng trào ra và như đốt cháy con ngươi vậy... vì những tháng ngày hạnh phúc bên Ngọc Hân lại hiện về trong tâm trí:

Một ngày đẹp trời, chàng cùng Ngọc Hân dắt tay nhau đến đền Mỹ Ðế cạnh hồ Bình hoa để viếng thăm mộ của các bậc trung thần và cả những ngôi mộ của gian thần.

Ðại Thông Thái Lang nhớ lắm.

Ngọc Hân Nương, cũng như trăm ngàn người mộ đạo đã đến cái quán ở gần đó mua nước phép để rảy lên mộ. Nhìn cái dáng yêu kiều của nàng yêu kiều diễm lệ làm sao. Tóc nàng xức dầu thơm bóng lẫy như lông quạ, nàng cài những cái trâm nạm ngọc và cái lược đồi mồi vén tóc nàng lên để lộ một cái gáy thanh tân, trắng muốt. Như thấy tôi nhìn âu yếm, nàng quay lại mỉm cười. Tôi nói với nàng rằng:

- Em ơi, rảy nhiều nước lên mộ bực tôi trung nghĩa kia đi, còn anh thì anh sẽ làm vấy bẩn những nấm mộ của kẻ gian thần bạc ác. Và điều đó đã trở thành tục lệ: nước tốt thì dùng để cho linh hồn của những bực anh tài khí dũng, mà cái gì xấu thì lại cho những con người đê tiện.”

Nàng quỳ xuống một cách rất nhẹ nhàng. Hai mắt đen lay láy của nàng như chan chứa một niềm kính cẩn và thương xót. Nàng khẽ trách tôi:

- Không anh ạ. Những người ác cũng như những người hiền, một khi đã nhắm mắt, không còn khác nhau gì hết. Linh hồn của những người tội lỗi, em nghĩ rằng chúng ta phải an ủi nhiều hơn linh hồn của những bực sĩ hiền. Nếu đứng vào địa vị của anh, em sẽ rảy một ít nước lên mộ này, anh ạ. Ta chớ nên đùa ở trước linh hồn của những kẻ đã khuất.

Ngọc Hân ơi, em đã sống, em đã được cha mẹ chiều chuộng, em không hề bao giờ biết sự đau khổ và lòng thù hằn như thế nào. Em chính là một viên ngọc quý giá vô cùng, em mềm mại thơ ngây như một con chim vô tội, em đem một tấm lòng trong trắng để yêu thương cả một đời mà chúng ta đã sinh sống với nhau. Ở trong khung tóc đen lay láy của em, hai lúm đồng tiền lúc nào cũng làm tăng vẻ đẹp của đôi má hây hây đỏ như hoa anh đào, nhan sắc của em tươi thắm như buổi sáng mùa xuân. Chao ơi, người con gái của mùa xuân ơi, em tựa như hoa mới nở chưa gì đã tàn mất rồi. Em chết. Không, không, hình dáng em, kỷ niệm của em sẽ mãi mãi như một cánh hoa, một nụ thắm ở trong tay anh, em ạ...

Cõi lòng tràn tiếc nhớ thảm thương, Ðại Thông đứng dậy, không nghĩ nữa. Chàng đi lang thang ở quanh hồ Bình Hoa và nói lảm nhảm một mình:

- Hồ hỡi hồ, bao nhiêu thi sĩ đã ca tụng vẻ thần tiên của hồ, nào là những buổi chiều xuân, tiếng chuông đền Mỹ Ðế làm rung động làn không khí đầy hương ngát hoa và tiếng chim họa mi ca hát ở trong những rặng anh đào nở tưng bừng như một buổi bình minh; nào là những đêm hè nóng bức mà cây thông cô độc ở trên đồi Kha La Sĩ lại còn ưa nhìn hơn những đóa hoa trăm sắc, và người khách bộ hành đi dưới chân dãy Hoang San đưa tay ra vứt quạt đi để tận hưởng sự vuốt ve của gió mát lùa qua những cành cây bên hồ.

Hồ ơi, sau những bài thơ như bướm đẹp của thi sĩ Bảo Sơn Ðiền, còn ai lại dám nghĩ đến sự đề vịnh những buổi chiều thu ở bên hồ Diễm Tứ, những đàn ngỗng trời bay ở trên đỉnh núi Cao Kha bay ở trên đỉnh Huyền kéo dài những tháng ngày mùa đông giá lạnh ngắn ngủi trong khi thuyền bè trôi mất hút trên mặt nước mịt mù của Hải Vi Giang.

Ðại Thông yêu mến những cảnh hữu tình đó, những cảnh từng chứng kiến biết bao nhiêu kỷ niệm của chàng. Ngày nào cũmg vậy, vào lúc mặt trời bóng xế, chàng cũng chắp tay sau lưng đi từng bước bên hồ, mặt mày sầu đau, làm cho người nào trông thấy cũng mủi lòng ngoảnh mặt, không dám nhìn lâu.

Thế rồi chàng bỏ căn nhà mà chàng đã hưởng một năm trời hạnh phúc với Ngọc Hân trong căn nhà nhỏ mà mỗi đồ vật đều nhắc nhở chàng nhớ đến người vợ đã chết yêu quý của chàng. Nào là cái bàn trang sức mà mọi khi nàng đã trao dồi nhan sắc để làm vừa lòng người yêu; nào là những cái gương nào đã soi; nào là những cây trâm kẹp tóc nho nhỏ xinh xinh, nào là... nào là... tất cả những vật dụng mà tay nàng đã cầm hay làm mắt nàng đã trông; cả khí trời nữa cũng là khí trời nàng đã thở.

Cho dù Ðại Thông ở ẩn dật trong một gian nhà sơ sài, ngay trên đười cái đi từ Hối Tử đến Bình Hoa. Tuy vậy ký ức của chàng vẫn không để cho tim óc chàng quên lãng được những chuyện đã qua.

Một mùa xuân nữa lại qua đi. Con chim cá mà trong văn thơ Nhật, các thi nhân vẫn bảo là tiếng kêu thương của mặt trăng; Ðại Thông kêu khóc người vợ bạc mệnh của chàng và dần dần thất thanh đi. Cái cười cái vui vẻ của chàng không còn đến với chàng nữa. Cho tới rạng đông ngày hội lễ Quần Tính...

Ngày mai đấy, nếu trời đẹp thì Chức Nữ sẽ đi qua dãy Ngân Hà để gặp Ngưu Lang. Ðại Thông ngồi cạnh bên mộ vợ than khóc:

- Ngọc Hân em ơi, ngày mai đây là ngày hội của Ngưu Lang, Chức Nữ. Năm ngoái, em nhớ không? Em lo sợ vì trời giăng mây âm u quá làm em cầu Phật Trời đừng mưa để cho đôi lứa ấy gặp nhau. Em đã viết bao nhiêu bài thơ thần trên giấy ngũ sắc và cắt những hình người hình thú để treo lên ngọn tre trước nhà để chúc cho hạnh phúc đôi ta bền lâu và cầu mong trời kéo mây đi để nắng lên cho Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau.

Thế mà... Thế mà năm nay em không còn, số phận anh không bằng Ngưu Lang bởi vì Ngưu Lang, Chức Nữ một năm còn gặp mặt một lần, chứ như anh đây thì mãi mãi, mãi mãi...

Sầu biết bao nhiêu, khổ biết ngần nào! Ðại Thông đi thơ thẩn không thiết gì đến thời gian. Sau cùng, chàng định quay về thì bóng tối lúc ấy đã rải rác ở dưới những tàng cây trên đồng ruộng. Con đường đất nằm dài trước mặt chàng như một dải lưng quấn lấy người chàng. Chàng thấy những cây sòi ngã những bóng đen nặng nề ở vòm trời, như một bức tranh thủy mạc. Buổi hoàng hôn làm cho cảnh vật nhuốm một vẻ mơ hồ, huyền ảo. Ánh sáng còn rớt lại của ban ngày biến đổi thôn quê thành một thế giới hãi hùng, rùng rợn. Những con dơi bay là là mặt đất và chạm cánh vào vai khách bộ hành đi chơi về hơi khuya...

Hôm nay, chàng về trễ hơn ngày thường. Mọi khi ở đây, chàng thường gặp con sen ngồi rửa chén đĩa ở bờ suối, bên gốc thùy dương, cạnh một căn nhà trắng bệch một cách phi thường. Hôm nay, nó cũng đã về từ lúc nào, và chàng lấy thế làm sợ nên ôm đầu chạy, chạy thật nhanh.

Không bao giờ đường về đối với chàng lại xa thẳm như thế này. Chàng chạy mãi, sau tới một cái miễu u uất mà chàng chưa thấy bao giờ cả. Hay là chàng lầm mất đường rồi? Tuy vật, chàng cứ tiến, và sau cùng, đi tới một cái cổng tiêu điều, cột kèo xiêu vẹo, trông có vẻ thê lương làm sao. Những cái tường bằng đá xám, có rong rêu bám từng chỗ nứt ra một cách mệt nhọc; những cánh cửa đã tróc sơn từng mảnh. Chàng lờ mờ nhìn thấy ba chữ đại tự này ở phía trên “Tào Sơn Ðiền”, ba chữ sơn son thiếp vàng, nhưng vì đã lâu ngày nên chỉ còn trơ những vết son then, mọt đục.

Ðại Thông nhìn vào trong, qua những cái liếp ngang thì thấy cỏ dại mọc khắp nơi, bìm sậy leo lên cả mái nhà, trong đền thì vắng ngắt không một tiếng động, không có một bóng người lui tới.

Vừa sợ, vừa lo, chàng cảm thấy một cái gì ghê gớm ở trong cái điêu tàn, cô quạnh này. Chàng bèn chạy, chạy ở trong bóng tối yêu ma, nó đuổi theo chàng ... Chàng nghe thấy những tiếng động khẽ ở đằng sau; chàng quay vụt lại để nhìn xem cái gì đang đuổi mình trong cảnh hoang vắng đang say sưa trong giấc ngủ.

Một người đàn bà đẹp tuyệt trần ở trong bóng tối từ từ bước tới gần chàng.

Người đàn ấy đẹp vô cùng mặc một cái áo dài rất chẽn thêu toàn những hoa lá mùa thu, vừa hồng nhạt vừa xanh xám. Dáng điệu của nàng rất nhẹ nhàng yểu điệu mà sắc đẹp của nàng thì không có một tí gì có vẻ là người dương thế; nàng đẹp như tiên nữ: mặt hoa, da phấn, lông mày vòng nguyệt xinh xinh quyến rũ lòng người kỳ lạ. Ðôi mắt nàng như chan hòa ngấn lệ và mái tóc xõa dài bay theo gió và xòa cả xuống vừng trán trắng mịn của nàng.

Ðại Thông như ngây dại, đứng nhìn nữ lang không chớp mắt. Chàng cảm thấy lo sợ; lo sợ vì người đàn bà kiều diễm có nhan sắc này vừa làm cho chàng kinh hãi, vừa làm cho chàng say mê. Sau cùng, chàng nghĩ thầm nếu cứ trân trân nhìn người ta như thế thì bất nhã nên chàng quyết định phải hỏi một câu:

- Thưa tiểu thư, kẻ này có lời xin lỗi tiểu thư. Chắc tiểu thư cũng ra tỉnh như tôi. Tôi đi chơi thơ thẩn ở bên hồ Bình Hoa và lúc về tôi quá bước nên lạc lối.

- Thưa ngài vâng, thiếp ra tỉnh với con hầu vì ngày mai đây là ngày hội Quần Tinh, mẹ già thiếp sai thiếp đi mua vài thứ cần để ngày mai nhà cúng.

Nói đoạn, nữ lang quay lại bảo con hầu:

- Ðêm khuya mà đường vắng, cô cháu mình lại được tiên sinh đây cùng đi, thực là may mắn.

Rồi nàng lại hỏi Ðại Thông:

- Xin hỏi tiên sinh, như thế có tiện không? Tiên sinh bằng lòng để cho chúng tôi cùng đi một thể cho vui chứ?

Ðại Thông thấy lòng mình như mở hội. Không khách sáo gì hết, chàng cùng nói với nữ lang đi song song ở trên con đường vắng vẻ, theo sau là đứa nữ tỳ mặc thanh y, trông y hệt một con đúm (đúm là một thứ búp bê của Việt Nam ngày xưa kết bằng vải mụn), có một cái mặt không hồn, còn mắt, mũi và miệng thì trông như dệt ở trên tơ lụa.

- Thưa tiểu thư ở gần đây?

- Dạ, vâng, ở gần đây, sau cái miễu cổ này.

- Cái miễu cổ đìu hiu vắng vẻ này, chắc là không có ai ở cả?

- Thiếp không rõ, nhưng hình như có một vị tăng già và một chú tiểu tu ở đó.

- Thưa tiểu thư, cảnh thôn dã này buồn day dứt cả ruột gan. Ðối với một người đẹp như tiểu thư, một cảnh trí như thế có vẻ âm thầm quá, thê lương quá.

- Chao ôi, thưa tie6n sinh, ngài cứ dạy quá lời, chứ nhan sắc của thiếp liệu đã được bằng ai. Thiếp biết: phu nhân ta ở nhà còn đẹp gấp trăm, gấp ngày lần thiếp.

Ðại Thông giật mình:

- Vậy ra tiểu thư cũng biết đến tiện nội sao?

- Sao lại không? Ở Hốt Tử này, còn người nào lại không biết Ngọc Hân Nương và gia quyến của nàng. Thực là một trang tuyệt thế giai nhân chỉ có thể đem ví với một cánh hoa mà thôi.

Ðại Thông cúi đầu xuống và lẩm bẩm một mình:

- Chao ôi, nàng đã chết, giữa một mùa xuân tươi đẹp.

- Thiếp đã biết rồi. Và thiếp biết cả rằng ngày nào tiên sinh cũng ra mộ để cầu nguyện và than khóc. Tiên sinh thực là một người chồng thủy chung khả kính: Ngọc Hân Nương đã mất rồi, nhưng ở dưới suối vàng nàng cũng được ngậm cười sung sướng.

Tiếng nói của nữ lang rung động một sự ham muốn và một cái gì từa tựa như muốn làm vừa ý người bạn đồng hành.

Vốn không quen nghe những lời nói ngọt ngào, tâng bốc. Ðại Thông thấy máu chảy mạnh ở hai bên gò má. Chàng ngượng nghịu trả lời:

- Thưa tiểu thư, người đàn ông yêu kính tiểu thư chắc sẽ còn làm vui lòng tiểu thư hơn là tôi đối với Ngọc Hân Nương nhiều lắm. Tôi chắc vậy.

Nữ lang dừng bước lại, nghiêng đầu: nàng có vẻ âu sầu hơn trước và cắn hai làn môi hồng lại hai làn môi xinh tươi lạ lùng mà phong tình thay, nó lại điểm một màu son phấn ưa nhìn, nhưng đã hơi khô một chút.

Ðại Thông Thái Lang, đoán chừng nàng kia đang có một mối sầu u uẩn trong lòng, chàng băn khoăn hết sức và đổi câu chuyện mà chàng đương nói:

- Thưa tiểu thư, xin đoán ngày mai hội Quần Tinh có vui không? Và thời tiết sẽ như thế nào? Ðêm nay, mây trời hơi vẩn đục. Chẳng biết đến mai, tiểu thư có lại còn đi ra tỉnh nữa không?

- Cái đó, thiếp không lấy gì làm chắc lắm. Bởi vì mẹ già thiếp ở nhà nghiêm khắc lạ lùng; sở dĩ hôm nay, thiếp được phép đi như thế này cũng là vì bà mệt, thiếp phải đi thay để mua bán những thứ cần dùng, kẻo không thài không có đồ cúng ngày mai.

- Hôm nay tiểu thư phải đi mua bán thế này thì tôi tưởng đêm mai tiểu thư rất có thể xin phép cụ thưởng công cho phép đi ra tỉnh, bởi vì đêm mai là đêm hội của bàn dân trong nước.

- Vâng, thưa tiên sinh, nếu ngộ thiếp được đi xem hội thì sao?...

- Thì tôi sẽ lại đưa tiểu thư đi, như hôm nay chứ gì! Tiểu thư bằng lòng không? Tiểu thư biết nhà tôi rồi thì phải. Nhà tôi ở trên đường, trước cửa là một rừng thùy dương. Vậy là đêm mai, tôi có thể cứ chờ tiểu thư ở dưới bóng thùy dương, phải không tiểu thư?

- Chẳng dám giấu tiên sinh, thiếp không ưa đi xem hội bởi vì đông người quá.

- Nếu thế càng hay. Mời tiểu thư quá bộ lại nhà tôi nói chuyện và dùng trà với nhau.

- Ồ, thiếp! Thiếp mà lại nhà tiên sinh làm gì?

Nhưng nữ lang lại tiếp ngay:

- Nói thế mà thôi, còn đến thì cứ đến, chớ có gì đâu mà ngại?

Ðôi má nàng không đỏ vì máu bốc lên đó nhiều, nhưng đôi mắt huyền bí của nàng liếc nhìn Ðại Thông thì chứa chan tình tứ, dịu dàng và não ruột.

Còn Tiếp



.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 5
C-STAT