XtGem Forum catalog
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện tâm linh
Lời Nói Đầu

Nhiều người hiện nay thiên về khoa học vật chất cho rằng linh hồn, ma quỷ hay những điềm báo trước đều là những sự tưởng tượng bịa đặt ra để mê hoặc lòng người, để lợi dụng những người cả tin. Sự thực trái hẳn: ngày nay có nhiều nhà tri thức, bác học tin rằng ngoài đời sống hiện tại của chúng ta, còn có một thế giới vô hình mà chúng ta chưa hiểu thấu được.

Chép lại câu chuyện Bóng Ma Nhà Mệ Hoát mà các bạn sắp đọc đây, tôi chỉ làm công việc của một nhà soạn tuồng Hy Lạp khi xưa, của những nhà văn La Mã, của tác giả “Ursule Mirouet” cũng như biết bao nhiêu các nhà văn hiện đại Âu – Á khác; để ghi lại một ít hiện tượng và sự việc thuộc về tâm linh”.

Tôi chỉ thuật lại câu chuyện mà các ông già bà cả ở đây nhất là ở xóm Bến Nghé cũ, chạy dài từ khu Chợ Quán tới Hiển Trung Tự và Cơ Xưởng Thủy Quân (bây giờ là khu Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, vòng thành Ô-Ma) vẫn còn nhắc nhở tới mỗi khi kể lại chuyện “Sài Gòn ngày trước”...

Vũ Bằng
Trích từ tập truyện Ma Việt Nam “Đêm Bướm Ma”

Toàn Lê & Tam Linh đánh máy.
Chương Một
Quả tình đến tận lúc bấy giờ tôi mới biết Trần Hữu Lăng là người Nhật .

Giao thiệp với ông ta mười một năm trời, tôi cũng như bao nhiêu bạn bè khác đều yên trí Lăng là người Miên lai các chú, rồi làm ăn giàu có ở Cam Bốt, rồi vì lý do gì đó trở về đây để sống một cuộc đời yên ổn. Chính vì thế điệu bộ hơi ngờ nghệch, cái giọng lơ lớ không ra Tàu không ra Việt của ông không làm cho người nào trong bọn chúng tôi phải lấy làm ngạc nhiên.

Lăng ít nói, ngồi chuyện trò ở chỗ đông người thường thường chỉ cười tán thành, ít khi chống đối ai. Nói cho đúng ai cũng thương ông và công nhận ông là người thật thà. “Mà lại hiền lành tệ!”. Nhưng cũng như hầu hết người hiền lành khác, Lăng có tính cộc. Tôi còn nhớ một hôm ngồi nhậu với nhau ở hàng hiên nhà một người bạn, chỉ vì một câu đùa cợt không đâu, Lăng không tiếc lời chửi rủa một người bạn đã nói rằng y mê gái và định lấy con gái một chủ vựa cá ở Cầu Ông Lãnh.

Lăng trợn mắt la lên:

- Tôi lấy con gái một người bán cá? Không đời nào. Nhất định là anh lầm rồi!

Thấy Lăng đỏ mặt, tía tai, tỏ ra tức giận, người bạn chọc thêm:

- Thôi mà, chỗ anh em thân cả, việc gì mà phải giấu. Chính bố cô ta đã nói thế với bà con họ hàng. Thêm một lẽ nữa, nói ra anh phải chịu, không cãi vào đâu được. Ba Quẫy, tức là bố cô gái, làm gì có tiền để mở vựa cá? Tiền ấy, cả làng biết là của anh . . .

Tuyệt nhiên không biết là bạn bè chọc mình trong lúc ngà ngà say rượu để anh em vui vẻ với nhau, Lăng cầm ly rượu ném xuống đất, đứng lên, nhất định không uống nữa.

- Tôi không thể ngồi với một người vu cáo tôi như thế.

Anh em xúm lại khuyên can giải thích đó chỉ là chuyện cà giỡn cho vui, nhưng Lăng nhất định không quan niệm anh em bè bạn với nhau lại có thể cà giỡn một cách độc ác và vô duyên như thế. “Đó là mạ lỵ nhau, đó là vu cáo!”. Chưa hả giận Lăng còn đập bàn ghế om sòm và muốn xông lại đánh người bạn vừa nói giỡn một câu vô ý thức. Những lúc đó, Lăng không còn là một người hiền lành, ngớ ngẩn như người ta vẫn tưởng, nhưng quả là một con thú dữ muốn nhảy vào con mồi để nuốt sống ăn tươi.

Sau đó, một số người cho là tại rượu. Một vài người khác lại cho là ở đời vẫn có một loại người như thế: bất cứ việc gì cũng cho là quan trọng và không thể để cho ai đùa giỡn mình về bất cứ phương diện gì.

Nhưng ý kiến của hạng sau chót này được coi như là có nhiều hy vọng đúng hơn hết: Lăng là người Miên lai các chú, nghĩa là người có 2 dòng máu; những người này tinh khôn, lèo lái và khéo chiếm được lòng người ta mỗi khi thấy có lợi tinh thần hay vật chất cho mình, nhưng cái máu du mục và hiếu chiến của ông cha họ sống không kiềm chế trên núi cao, trong rừng rậm, thỉnh thoảng lại bừng lên trong huyết quản họ và do đó phựt lên những hành động mà chính họ không thể nào kiểm soát.

Nhưng muốn phê bình Trần Hữu Lăng cách nào đi nữa thì hầu hết anh em ở trong bọn chúng tôi đều phải công nhận rằng Lăng là “một người chơi được" vì anh thẳng tính. Mà phần đông những người thẳng tính là những người không phản bội. Đáng sợ là những người không có cá tính rõ ràng lúc nào cũng tìm cách làm vui lòng tất cả mọi người làm vui lòng để rồi đến khi cần, đến khi xét ra cần phải lấy lợi cho mình thì giở mặt phản bội và nếu cần có thể giết người không thương tiếc.

Câu chuyện con gái ông chủ vựa cá ở chợ Cầu Ông Lãnh qua đi. Sự giao du giữa Lăng và chúng tôi, vì thế, vẫn nguyên vẹn không có gì thay đổi. Thường thường ngày nào chúng tôi cũng khề khà uống rượu và trò chuyện với nhau, khi ở nhà người này, khi ở nhà người nọ.

So với anh em khác, Lăng cũng có đồng ra đồng vào, nhưng kể vào lớp tuổi chúng tôi, Lăng tương đối là một người vất vả.

Anh đã bao nhiêu tuổi? Có lẻ đến năm mươi lăm, năm mươi sáu. Nhưng vóc dáng khoẻ mạnh, đôi mắt tinh tường và các bắp thịt tay rắn chắc của anh chứng tỏ anh hãy còn mạnh lắm. Chẳng thế vì công việc làm ăn, có khi anh phải đi xa đến bốn, năm ngày, hay một tuần lễ, vậy mà về đến nhà chỉ tắm rửa qua loa rồi nghỉ ngơi chừng một tiếng đồng hồ anh lại tìm đến chúng tôi nhập bọn khề khà một hai chén rượu, có khi thức đến một hai giờ sáng vào bếp làm món ăn đưa ra nhậu mà không tỏ ra mệt mỏi.

Vào những lúc đêm khuya ngày rạng, anh em trò chuyện tâm tình với nhau như vậy, có lần tôi hỏi thật Lăng thỉnh thoảng đi xa như vậy là đi đâu. Lần nào, Lăng cũng trả lời:

- Đi ra Trung thăm nhà ở dãy Trường Sơn.

- Bộ anh làm rừng sao?

- Tôi vào dãy Trường Sơn có việc. Và tôi cũng có ý muốn gặp vài người bạn làm sơn, nhưng chưa đến. Tôi mà gặp họ, chắc chắn là anh em mình giàu to.

Sợ rằng hỏi thêm nữa sẽ mang tiếng tò mò, nhiễu sự, tôi không hỏi thêm gì nữa.

Thế rồi chuyện căn nhà có bóng ma ở Chợ Quán xảy ra. Trần Hữu Lăng chết bất tử, sau khi ăn bữa tiệc tân gia ra về. Anh bị cấm khẩu liền khi ngã lăn ra ở trước cửa nhà tôi. Ba người chở anh đến bệnh viện cấp cứu, nhưng vô ích; anh chết dọc đường. Mà lạ là lúc chở anh vào nhà thương, bác sĩ khám nghiệm thì xác của anh tự nhiên đầy những vệt nhỏ lăn tăn, có chỗ bầm tím, có chỗ rươm rướm máu như bị trăm ngàn miểng sứ, miểng sành cứa nát.

Vụ này làm cho tôi mất công đi lại cò bót mấy tháng trời. Nhà chức trách thẩm vấn tất cả những người có mặt trong tiệc đó vì họ nghi ngờ là một vụ âm mưu cố sát, một vụ đầu đọc hay trả thù gì ghê gớm lắm. Nhưng rốt cuộc chẳng ăn thua gì cả: cái chết của Trần Hữu Lăng, mặc dù hết sức bí mật, hết sức khả nghi, vẫn cứ chìm vào trong lãng quên như thường.

Mấy năm đã qua rồi! Trong thời gian đó, bọn anh em chúng tôi thiếu mất đi vài người: hai người chết, một người đi ra nước ngoài, còn một người nữa thì đứt gân máu, nằm một chỗ liền ba năm trời. Chúng tôi chỉ còn lại có bốn người, vẫn hội hợp với nhau nhậu nhẹt và kể lại sự thương nhớ các bạn cũ cho nhau nghe và cùng buồn với nhau - chớ còn biết làm gì nữa? Cái thác nước nào lúc mới đầu chảy ở nguồn ra mà lại không dạt dào, dữ dội, gào thét gớm ghê? Nhưng cái thác nào chẳng vậy, đến lúc chảy xuống thung lũng, đồng bằng nhập vào sông lớn sông con cũng hiền hoà êm dịu.

Chúng tôi đang sống một đời sống êm diệu y như những con chim nằm trong tổ thò đầu xuống để nhìn cái thế giới biến đổi trong nệm cỏ bóng cây, trong phấn hoa hương gió thì ông Ômya, một buổi tối lạnh trời, đến tìm đúng nhà tôi nói chuyện…
Chương Hai

Tại sao ông Ômya lại tìm đúng nhà tôi? Mà để làm gì chứ?

Thoạt đầu, thấy ông hỏi, tôi tưởng là ông lầm địa chỉ, nhưng sau thấy ông kêu rõ tên tôi, tôi nghĩ rằng ông tìm tôi để một là nói về câu chuyện làm ăn, hai là để kiếm chuyện lôi thôi gì. Là bởi vì mặc dù tôi không quen ông Ômya bao giờ, nhưng tôi vẫn được nghe thấy bè bạn nói về ông rất nhiều mà phần nhiều câu chuyện đó lại đem lại cho những người Việt Nam biết suy nghĩ một ý niệm không lấy gì làm đẹp lắm.

Cũng như hầu hết người Nhật đến nước ta trong những năm gần đây, ông Ômya mặc áo sơ mi rằn ri, đội kết, đeo kính trắng, đi giầy păng-túp và hai ống quần thì lung thùng nhăn nhúm che lấp cả mũi giầy. Ở túi sơ mi, có ba bốn cây viết chì máy, còn ở vai thì đeo một cái máy có vẻ khá nặng, bảo là máy ảnh, máy thu băng, máy quay phim, hay là bảo là cái va li trong đựng áo mưa, bánh mì, rượu sake và cá khô đều được….
Cử chỉ đầu tiên của ông làm cho ai cũng phải vừa lòng. Ông cúi rạp đầu xuống chào tôi. Mặt ông tỏ vẻ hiền lành thành thực làm người đối thoại vừa cảm động vừa thương mến. Tôi nói:

- Thưa đúng tên tôi. Mời ông vào trong nhà nói chuyện.

Vừa nhìn ông ngồi xuống ghế, tôi vừa tính sẵn ở trong óc cách đối xử cho thích hợp. Tôi tìm rất lẹ hai giải pháp để đối phó, vì tôi nghĩ ông đến tìm tôi không ngoài hai việc tôi đã nói ở trên kia. Nhưng nghĩ ngợi làm gì vô ích. Đối với cả mà hai đề nghị ông Ômya có thể đưa ra, tôi chỉ có một cách đối phó rất nhẹm là “từ chối”. Không, tôi cảm ơn ông lắm, nhưng rất tiếc tôi không thể làm vừa lòng ông được.

Mấy năm gần đây, trong lúc bom đạn làm banh da xẻ thịt đồng bào ta, chia cành xẻ lá đất nước ta, có một số người nhật (có thể vì thương yêu dân tộc Việt Nam, nhưng cũng có thể vì yêu nước Mỹ) đã tìm đến những nhà văn, ký giả có tên tuổi, hoặc những người am hiểu thời cuộc, thông thạo tin tức, hoặc những người có bà con thân thuộc còn ở xa chưa về…để điều đình nhằm tìm một giải pháp kết thúc chiến tranh.

Điều đình thế nào? Bằng tiền, nhưng có thể khôn khéo hơn một chút là hợp tác bằng cách một bên có công, một bên có của, để làm thương mãi như buôn sắc vụng, khai thác cát trắng ở Nha Trang, Cam Ranh hay mướn đất ở thôn quê trồng chuối già xuất cảng.

Tất cả các dịch vụ đó chứng tỏ rằng họ rất tốt với người Việt nhưng riêng tôi thì “arigatô”, cảm ơn lắm lắm mà không dám.

Không phải tôi sợ họ. Không. Cái thần tượng mà tôi đặt ở nơi người Nhật lúc Thế Chiến Thứ Nhì chưa xảy ra vẫn nguyên vẹn, nhưng tôi không muốn dính tới họ vì lẽ tôi không muốn dính…Thế thôi….

Tôi chờ ông Ômya ngỏ lời là từ chối tức khắc, không một, hai gì hết. Nhưng sau khi uống nước, hút thuốc và nghe câu chuyện của ông Ômya trình bày thì việc lại hoàn toàn khác hẳn. Quả là không ai đoán trước được đối tượng câu chuyện của ông. Ômya đến tìm tôi không phải vì chính trị, không phải vì thương mãi, nhưng vì chuyện một người Nhật khác tên là Tôkubê.

- À, đến cái đó thì tôi nói thật là tôi chịu. Từ thưở cha sanh mẹ đẻ, tôi không hề biết một người Nhật nào tên thế. Quả là ông lầm địa chỉ rồi.
Ông Ômya cười khẽ, một lát sau mới nói:

- Rất có thể. Nhưng trước khi đi thẳng vào vấn đề, tôi xin một điều: gạt bỏ hết thành kiến giữa người Việt và người Nhật, gạt bỏ hết thành kiến cho rằng một số người Nhật ở đây, lúc này, làm mật vụ dưới chiêu bài dân chủ tự do, mà coi tôi như là người lương thiện như hết thảy các người lương thiện khác.
- Ông khỏi lo chuyện đó. Bao giờ tôi cũng coi người da vàng là anh em, mà không những thế, tất cả mọi người đều là anh em nếu họ không hại đất nước tôi, không đầu tư mấy chữ tự do dân chủ để thôn tính đất nước tôi.

- Xong rồi. Bây giờ tôi trở lại câu chuyện người đồng bào tôi là ông Tôkubê. Tôi đến đây để hỏi thăm ông tin tức của người bạn đó, hoàn toàn không vì vấn đề gì khác, ngoài tình bạn ra. Là vì Tôkubê và tôi là bạn. Từ khi Nhật bại trận, tôi theo quân đội Thiên Hoàng về nước, đến nay mới có dịp trở lại đây, tôi không được tin tức gì của y, nhưng tôi nghe nói y đã chết, mà chết lúc ăn cơm uống rượu ở nhà ông ra.

- Tôi xin nhắc lại, tôi không ăn cơm uống rượu với bất kỳ người Nhật nào hết. Tôi thiết nghĩ không nên quay trở lại vấn đề đó làm gì nữa.

Ômya ngồi lặng thinh, không nói gì. Năm phút sau, ông mới móc túi áo trong ra lấy một cái bóp mở ra, lấy một tập giấy, lật đi lật lại rồi lấy ra một bức hình nhỏ đưa cho tôi. Vừa đưa, ông vừa nói:

- Đây là một bức hình chụp đã lâu năm, nhưng trông nét mặt, chắc ông cũng nhận ra được phần nào.

Mặc dù hết sức giữ gìn từng lời nói, từng cử chỉ trong khi nói chuyện với người khách lạ, tôi không ngăn được mình thốt ra một tiếng ngạc nhiên: ” Ủa, ông này…”.

Ômya bình tĩnh nói, như không lạ về sự sửng sốt của tôi.

- Vâng, bức hình này chụp đã lâu năm, chắc không giống vóc dáng gần đây cho lắm nhưng chính ông này là Tôkubê.

- Tôkubê? Tôi không biết. Tôi không sợ gì mà phải chối, nhưng tôi không biết ông này là Tôkubê. Tôi chỉ biết một người giống hệt thế này, nhưng già hơn một chút, mà tên Lăng - Trần Hữu Lăng.



.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 19
C-STAT