Insane
Game mobi, avatar, phần mềm miễn phí
HOME GAME MP3
>>Kho Game Online 2013
>>Hot Clip Cựt Hay 2013
>>Kênh 18 Cập Nhật
I love you baby (Spandex)
>>Admin : Chào mừng bạn đến với wapsite http://giaitrionline.sextgem.com Trang giải trí hoàn toàn miễn phĩ hàng đầu vn.Chúc Bạn Online Vui vẻ...!
Thế giới giải trí trên mobile
>>Game Cập Nhật 24h...
Truyện tâm linh
Chương Sáu

Nói đến đây thì vừa bữa cơm. Qua hai tiếng trò chuyện với ông Ômya, cái màn nghi kỵ, giữ gìn nhau đã được nhẹ đi vài phần. Thấy ông cũng có vẻ chân thật, chớ không giả dối như nhiều người khác, tôi nói :

- Nếu ông không bận việc, tôi mời ông ngồi lại nhậu chút đỉnh với tôi: Nhất kiến vi kiến, ông Ômya xin từ khước, nhưng có lẻ vì thấy tôi thành thật mà có lẻ cũng vì muốn nghe nốt câu chuyện xem ra thế nào, ông đứng dậy cuối đầu và nhận lời mời của tôi.

Ông không uống được rượu đế, cho là nặng quá “nặng hơn sakê rất nhiều”. Ông uống một thứ rượu khác người: pha Martini vào nước lạnh, vắt chanh, quậy với đường. Không sao, ai thích uống cái gì, tùy ý. Tôi xin kể câu chuyện đương bỏ dở. Ông ngắt lời tôi:

- Xin lỗi ông bạn. Ông quả là người lập dị. Tại sao lại thấy căn nhà như thế, ông quyết định mướn làm gì? Phần tôi, nếu gặp trường hợp đó, tôi không bao giờ chịu.

- Nói là tôi quyết định mướn thì không đúng lắm. Thực tình tôi không quyết định gì cả, mà cả kiến trúc căn nhà ấy lẫn cây Y Lăng ở ngoài vườn, tôi thấy cũng không dự một phần vào sự quyết định của tôi.

Lạ lắm ông à. Bây giờ tôi còn nhớ rất rõ ràng là lúc ấy tự nhiên có một cái gì lạ lắm, mơ hồ chạy vòng vòng như sóng điện ở ngực tôi, lên óc rồi xúi tôi bật nói ra như vậy, chớ quả là tôi không suy nghĩ và định tâm nói ra nhu thế.

Sau này nghĩ lại, tôi nhớ mang máng là ở trong đời đã thấy trạng thái từa tựa thế ba bốn bận: đi xe trông thấy tai nạn hẳn hoi, tự bảo mình đạp một cái nữa thì nguy hiểm đến tính mạng nhưng óc cứ mê đi, cứ đạp; nhận lời đi chơi xa, nhưng đến giờ chót mặc dầu vẫn thích đi mà miệng lại từ chối, mà từ chối như thế, lại hay vì tất cả những người đi bữa đó chết cháy trong một tai nạn phi cơ thảm khốc; cùng với vài người bạn dắt tay nhau chạy tìm chố tránh bom, tự nhiên giựt tay chạy trở lại, được yên lành, còn mấy người bạn kia thì chết…

Có người bảo thế là cái số, có người bảo là giác quan thứ sáu, có người bảo là linh tính. Tôi không gọi là gì cả, chỉ biết nhận thức như thế mà thôi. Tôi nhận mướn căn nhà của Mệ Hoát và tôi bảo người gác già:

- Tôi ra ngay tìm ông chủ để mướn căn nhà này. Trong khi chờ đợi, ông làm ơn lau rửa sạch sẽ cả nhà dưới lẫn nhà trên… lau bong sàn gác dùm tôi. Này mạng nhện giăng đầy cả ra kia kìa, ông quét luôn cho sạch nhé.

Vừa nói, tôi vừa dúi vào tay ông gác già tờ giấy một trăm, rồi đi lại chỗ xích đông tung hết những sách báo và giấy lộn xuống sàn gác, tiếp:

- Những cái này đem bỏ cả đi cho gọn.

Chính giữa lúc tôi đang nói như thế thì từ trong đám giấy bụi bậm rớt ra một bức hình cỡ trung bình, mà mép giấy ở chung quanh thì đã ngã sang màu bạc ố.

Tôi cầm lên xem thì đó là một bức truyền thần một bà trạc bốn mươi, búi tóc cánh tiên, mặt áo gấm huyền chữ thọ, mắt phương, mũi hơi thô nhưng trông toàn thể thì là một người đàn bà đẹp một cách phong lưu đài các.

Nguyên lúc mới học ở trường ra chưa biết theo học về thuốc, về luật hay sang Pháp học nghề in, tôi có dạo đã ngã vào trường cao đẳng Mỹ Thuật mấy năm nên cũng biết sơ sơ về hội họa và thường thường các bức hình tôi thấy đều làm cho tôi chú ý, không nhiều thì ít. Cố nhiên thấy bức hình này tôi cầm lên ngắm một giây. Người đàn bà trong bức hình cầm một bông hoa nhỏ ở bên tay phải, còn tay trái thì để lên một cái xe-lét bằng cây chạm trổ.

Tôi thổi bụi, xem màu sắc kỹ hơn một chút thì thấy đại khái người vẽ hình không phải là một họa sĩ cừ khôi: tà áo, tóc, tai, bàn tay và những cái vòng, những cái cà rá của bà này vẽ bằng một nét bút thật thà, vụng dại.

Nhưng trái lại, ở trên nét mặt, nhất là cặp mắt và đôi môi thì tiết ra một cái gì linh động lạ lùng, một sự sống khủng khiếp khiến cho người hiểu đôi chút nghệ thuật phát sợ mà không thể không say sưa ngắm đi ngắm lại. Nhất là nét ở miệng thì phải nói là thần: những đường cong thoải mái ở cặp môi và cái chấm tròn mờ mờ ở nơi cằm cho thấy rằng đó là nét mà nghệ thuật không bao giờ đạt được.

Cố nhiên những nét ấy trong một phút xuất thần, vô tình mà tạo được chứ không phải cố ý mà làm nên, thành ra người trong hình có vẻ như sống thật và thoạt nhìn ai cũng có thể thấy ngay trên nét mặt người đàn bà ấy có một vẻ khinh thế ngạo vật, hơi hơi rầu một chút, hơi sầu sầu một chút, dễ làm cho người ta thương mến vì biết tiến lùi, nhịn nhục nhưng bất thần một lúc nào đó rất có thể nổi cơn giận dữ gớm ghê mà đã giận dữ thì trời đất cũng coi là nhỏ, gươm dài, giáo bén cũng là không.

Này ông bạn, có bao giờ ông đã thấy hiện trên cái cửa kiến, một hôm sương mù, một khuôn mặt thương yêu đẹp một cách lạ thường nhưng cũng có khi xấu xa một cách kinh tởm? Ông lấy một tờ giấy cây bút cố tìm cách để phổ bức hình đó lên mặt giấy, nhưng muốn họa lại cách nào cũng không thể được. Ông xé giấy đi, lấy mực tàu họa lại cái chân dung đã làm ông xúc cảm: vẫn không thể được.

Bao nhiêu cái đẹp cái thần tiêu tán hết. Con người, dù là nghệ sĩ chân tài, không bao giờ lại cố ý có thể họa lại được những nét đó. Ðứng về phương diện toán học, sự khác biệt không xa mấy, nhưng cái thần thì không thấy đâu hết: bức vẽ chỉ còn là một cái gì nhân tạo một cách vụng về lố lỉnh.

Ấy đó, bức vẽ mà tôi nhặt được ở căn nhà tôi đến mướn cũng có một cái gì “nan tả” và “nan giải” tiết ra như vậy. Và tôi kết luận rằng cái “nan tải” và “nan giải” đó bất thần mà thể hiện được là nhờ cái thiên tài hay sự tình cờ mà có, chứ nghệ thuật không dự một phần nào trong ấy.

Thấy tôi đứng bần thần ra ở trước tấm hình, người gác già hỏi tôi:

- Ông cũng tính bỏ luôn bức tranh này?

- Không, ông giữ lấy.

- Nhưng điều cần là ông có thực tình mướn căn nhà này không đã? Nếu ông quyết định, ông nên sang ngay nhà ông chủ hiện giờ có ở nhà mà điều đình giá cả đi. Công việc dọn dẹp quét tước không lâu lắc gì đâu, tôi và lũ trẻ trần ra làm một ngày là xong hết.

Ông Hồng Lĩnh Xương Phát không khó tính.

Tôi nằn nèo bớt sớ ông mỗi tháng một nghìn đồng, ông cũng bằng lòng luôn.

Thế là ngay buổi chiều hôm sau, tôi thuê một chiếc xe ba gác dọn ba cái đồ lặc vặt đến căn nhà mới.

Ðến sẩm tối, đồ đạc đã bày biện ra đâu đấy. Tôi bảo ông Yên một ông già cùng làng với tôi trông nom bếp núc và trông coi nhà cửa mỗi khi tôi đi vắng ra phố mua một cái khung ảnh bằng cây, sơn then, và tôi lồng bức hình vào đó, treo ngay ở trên chỗ bàn viết của tôi.

Ðoạn tôi đi ăn cơm tiệm vì chưa tổ chức xong bếp núc. Vịn vào cớ mệt mỏi suốt ngày, tôi uống rượu nhiều hơn thường lệ và đúng như thường lệ, tôi lăn ra ngủ một giấc ngon lành. Nhưng khoảng hai giờ sáng thì chợt tỉnh, thao thức rất lâu, muốn ngủ lại không tài nào ngủ được.

“Kỳ cục đến thế là cùng! Tại sao bao nhiêu người dọn đến ở đây mà không ở được mà mình nói là dọn đến ở liền?”

Tôi là người tin số mệnh, tin may rủi và tin cả ma quỷ nữa. Nhưng tôi tin số mệnh mà không chờ số mệnh định đoạt đời mình, tin may rủi mà không há miệng chờ sung, tin có ma quỷ nhưng không sợ hãi.

Các ông già bà cả ở miền Nam này, ai lại còn không biết cũng như Hòa Hưng, Phú Nhuận, vùng chợ quán nổi danh là đất dữ từ ngày chợ Quán còn chia ra làm ba làng mang tên Tân Kiểng, Nhân Gian và Bình Yên.

Nhưng tại sao đổi ra là Chợ Quán? Cố gạn óc nhớ lại những tài liệu đã đọc, tôi mang máng nhớ rằng sở dĩ có cái tên “Chợ Quán” là vì ngày trước, mấy cái chợ bán thịt thà rau cải nhóm họp ở dưới gốc những cây me đại thọ ( lối nhà thương Chợ Quán) hiện nay. Vì chung quanh chợ có nhiều lều quán cất bằng cây lợp lá “lốc cốc tựu một chỗ” cho nên thiên hạ mới đặt tên là Chợ Quán.

Gần chợ, từ đường nhà nước đi đến một cái ao lớn là làng Thợ Ðúc ngày xưa: dân trong làng chuyên nghề làm đồng, nổi tiếng cũng như làng Ngũ Xá ở Bắc Việt, làm nên những cái lư kiểu đẹp và bóng loáng không kém gì lư chợ Phú Lâm.

Nhà cửa ở Chợ Quán ngày xưa đều lụp xụp và ốm yếu. Bây giờ, nhắc lại, các ông già bà cả chỉ còn nhớ mỗi cái nhà lớn của một ông nhà giàu sinh ở chợ Quán, đi Sa Ðéc làm ăn giàu có, trở về xây một cái căn nhà đồ sộ, treo một tấm biển đồng khắc mấy chữ “Biệt thự Nhân Gian”.

Nhiều người cho rằng người đặc tên ấy hơi khùng, nhưng không phải: ông ta cố ý nhắc tên làng cũ. Nhưng biệt thự “Nhân Gian” xây dựng công phu vĩ đại là thế tưởng đâu sẽ bền gan cùng tuế nguyệt, ai ngờ đâu cũng như hết thảy công trình ở thế gian này chẳng mấy chốc đã điêu tàn cùng với những lớp sóng phế hưng.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế bộc phát sau khi thế chiến đầu chấm dứt. “Biệt thự nhân gian” đem bán đấu giá, hội “Ðức Trí Thể Dục” mua được rất rẻ.

Nhưng chẳng bao lâu quân đội Nhật nhảy lên Ðông Dương trưng dụng luôn điểm ấy. Thấy cái thế mạnh bạt sơn cử đỉnh của Nhật lúc bấy giờ, ai cũng tưởng họ sẽ ở cổ hỉ mà nước mình sẽ là một “cái mặt trời nhỏ” trong lá cờ nhỏ của “đại cường Phù Tang”, nhưng lại lầm phen nữa. Không nuốt được Việt Nam, họ xuống xin hòa. Trụ sở của “Ðức Trí Thể Dục”, tức là cái biệt thự Nhật Gian cũ lọt vào tay quân đội Pháp để rồi đến mấy năm gần đây, trước khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam lại trở thành cơ quan cố vấn quân sự Mỹ…

Rồi đây không ai biết địa điểm này còn đổi chủ nữa thôi, nhưng các người lưu tâm đến cổ tích nước ta, ở vùng Chợ Quán trước cũng như giờ, không thể chập chờn ma chơi như vậy, ai cũng không thể ở được lâu.

Những người tin địa lý, bảo rằng sở dĩ chỗ đất ấy không mấy yên ổn, không ai làm chủ được lâu là vì nó choán một đền cũ Chùa Miên ngày trước. Viện bảo tàng đã có cho người đến đó đào lên thì tìm được nhiều tảng đá lên kiểu Khờ-Me ( hiện vẫn còn đặt ngoài hành lang của Viện) và các nhà khảo cổ ngờ rằng những tảng đá ấy là táng cửa, táng cột phướn Khờ-me, vẫn ghi rằng nếu hòa bình trở lại, có dịp tìm thấy cổ tích Prei Nokor nữa.

Ngoài ra, ở một vùng rộng rãi chung quanh đó, hãy còn dấu tích một xóm cỏ của người Miên và hiện nay ở đó còn một gò đất cao hơn mặt đường cái, ai đi qua đường Trần Hưng Ðạo đều trông thấy rõ. Người ta bảo đó là nền chùa và xóm Thổ đời xưa. Nhiều phen dân cư ở đó đào được gạch cũ, tượng Phật Khờ-me, Viện bảo tàng đã xuống chỗ sưu tầm được nhiều tảng đá, Phật đồng, thần mặt trời, từ khí vụn vặt và mấy cây đèn đồng xưa của Khờ-me kiểu bông sen tạc hình một nông dân quỳ xuống, hai tay đưa bầu dầu nâng lên trên đầu.
Chương Bảy

Ông Ômya đặt chén rượu xuống, hỏi:

- Nằm suy nghĩ như vậy, có lúc nào ông đã thử đặt lại vị trí ngôi nhà ông mới dọn đến ở so sánh với Chợ Quán ngày trước không? Theo ông, nhà ông có nằm ở trong vùng Chùa Miên và xóm người Thổ không?

- Có. Nằm thao thức không ngủ được, tôi bật đèn ngồi dậy lục các sách cũ nói về cổ tích Sài Gòn, có cuốn mới viết năm 1968, có cuốn viết từ 1885, xem lại các bản đồ thì mang máng nhận ra rằng cái hẻm tôi ở đứng về phía Bắc ngôi nhà lầu của cố học giả Trương Vĩnh Ký chừng ba trăm thước và ở bìa xóm Thổ ngày trước, một đầu đi ra chùa Kim Chương, còn đầu kia đi mãi ra được đến Cầu Kho, trước đây nổi tiếng vì xóm ăn mày, tên chữ là “Tân Lộc Phương” mà người ta cho rằng nguyên thủy là ruộng lúa của người Khơ-me trồng trọt.

Thấy chỗ nào cũng nói đến dấu tích người Miên, đền chùa tượng Phật, nhang đèn… thú thực có một lúc tôi ngờ rằng cái nhà tôi đang ở có bao nhiêu người đến mướn mà không ở được có lẽ cũng vì những chuyện ân oán, choán đất chùa và ruộng lúa ngày trước chăng?

“Hừ, dị đoan…hoàn toàn là dị đoan”. Tôi tự nhủ thầm như vậy, nhưng thật tình tôi vẫn bán tín bán nghi. Tuy vậy, tôi tuyệt nhiên không sợ hãi, lo âu gì hết. “Một tiếng nói huyền bí bảo mình đến đây… rồi có gì thúc đẩy mình hỏi mướn căn nhà này. Chẳng lẽ nào bao nhiêu sự việc đó lại để đi đến một cái kết cục vô nghĩa vô lý, không đầu, không đuôi?”.

Từ thuở tôi còn nhỏ, cả họ cho tôi là một thằng lì lợm, chướng ách: ai làm gì thì tôi nhất định không làm như thế; ai khuyên tôi thế này thì tôi làm thế kia; ai chê tôi thì tôi hứng lấy và tôi lấy làm thích thú mỗi khi hành động trái ngược lại những người chung quanh. Hỏi làm như thế thì có lợi gì không? Tôi biết là có khi không có lợi, mà còn hại là khác nữa, nhưng cái thích của tôi như thế thì tôi cứ thế mà theo và cũng chính vì thế mà gần hết cả một đời người bị lao đao thất bại. Nhiều người đến lúc trời chiều bóng xế thường “nghĩ lại” và thay tâm đổi tính đi, nhưng tôi không thế.

Cái việc ở lì căn nhà Mệ Hoát, mặc dù bạn bè sa sả về đất chùa, tượng Phật của người Miên, không hề làm cho tôi lay chuyển. “Tái ông thất mã. Biết đâu ở trong cái dở lại chẳng có cái hay nẩy nở ra?” Tôi nghĩ thầm như vậy.

Thêm nữa, tôi yên chí mình là một người không căn bản mà đạo đức chẳng bằng ai, nhưng kiểm điểm lại tất cả các hành động từ khi còn nhỏ cho đến cho đến lúc gần kề miệng lổ, không làm cho ai thất cơ lỡ vận, không giết chóc, tác hại ai, không phản trên lừa dưới làm cho âm hồn dương oán, hà cớ gì lại có người hại được tôi, dù người đó còn sống hay đã chết?

Ngoài thì giờ viết lách và đọc lảm nhảm hết sách nọ đến sách kia, tôi vẫn cứ triết lý vụn với mình như thế (cố nhiên là trong khi triết lý như vậy, bao nhiêu cái gì tốt đẹp cũng để về phía tôi).

Bao nhiêu ngày đã trôi qua? Có lẻ một tuần rồi, mà có lẽ được nửa tháng rồi cũng nên. Chẳng có gì lạ hết!

Không. Nói như thế không đúng hẳn. Trong những ngày đầu đến ở, tôi thấy có một sự khác lạ rất tầm thường, nhưng tôi không thể không lưu ý: công việc làm ăn suôn sẻ, kiếm tiền như vỗ tay, đánh bạc được hoài, lại có những món tiền từ đời kiếp nghiệp lai nào, cả trăm phần chắc mất, thì ở đâu lù lù dẫn lại….

Sống trong tình trạng ấy tôi mới thấy rõ là tiền không làm cho người ta sung sướng (tôi thề không giả đạo đức lên lớp khuyên người ta coi thường tiền) nhưng quả đúng như thế thật: lúc chưa có tiền thì khổ quá chừng là khổ, nhưng nắm một mớ thật bộn ở trong tay, lập tức mình thấy không thiết tha, thú vị gì nữa; hơn thế lại chán nản hơn cả khi nào hết vì không còn thèm gì cả, không muốn gì cả mà đời sở dĩ còn hấp dẫn được người ta một phần lớn là tại người ta muốn thế này, ước thế kia. Những người thật sướng ở đời này, theo tôi, là những người rất khổ, rất túng, tự nhiên một hôm được thỏa mãn một cách nhỏ nhoi giai đoạn rồi lại khổ, rồi lại túng, rồi lại ước mong hy vọng….

Tôi vẫn nói tôi là một người không có khoa học, hay tin bậy bạ. Thấy tiền bạc cứ thong thả đi vào nhà mình như vậy, tôi thú thực là có lúc tôi giật mình lo ngại. Là rằng tôi yên trí rằng đời là một cuộc biến chuyển thường xuyên: hết sáng thì tối, nắng lắm thì mưa, một người hay một nước mà đến tột độ giàu sang, sung sướng (theo trắc lượng của người ấy, nước ấy) thì phải xuống, cũng như trèo lên đỉnh ngọn cây rồi phải tụt xuống chớ không thể trèo lên cao hơn nữa.

Biết làm sao bây giờ? Tôi suy tính trăm nghìn cách, chưa biết sử sự thế nào thì một ý tưởng nảy ra trong đầu.

Một ý tưởng rất hủ lậu, có lẽ; một ý tưởng cố nhiều chất dị đoan, nhưng tôi cứ tự cho mình là phải: sở dĩ tự độ đến ở đây được may mắn, chẳng qua là nhờ đất cát hết, chứ không phải là tháo vát, tài ba gì cả. Nhớ lại lúc còn đông đủ gia đình ở Bắc, bà nội tôi, bố mẹ tôi, tối tối ngồi trò chuyện với nhau, thường kể rằng có nhiều cái nhà tiền chủ rất dữ mà đến ở lại không việc gì, lại ăn nên làm ra thì khác vì nó “hợp” với mình, cần nhất là mình năng cúng vái để cho người ta phù hộ.

“Ờ phải. Mình quên mất hẳn điều đó. Hôm nào mình phải lập bàn thờ cúng ông thổ địa ở đây, ngày rằm mùng một lễ bà tiền chủ, khai quang tẩy uế mới được”.

Tôi xem lịch kiếm một ngày thật tốt để nhân dịp ăn tân gia, thiết lập hai cái bàn thờ đó thì Mệ Hoát một đêm lững thững hiện ra, mờ mờ sương khói, như cái bóng.


.:: Trang chủ ::.
>>Tag :
Online: 1 / 6
C-STAT